Không chỉ bơi lội, một trong những thú vui được nhiều người yêu thích và tìm đến để giải trí trong những năm gần đây là bộ môn lặn biển để ngắm nhìn thế giới dưới nước. Đặc biệt tại Việt Nam, thú vui lặn biển ngắm những rặng san hồ cùng nhiều loài cá phong phú đầy màu sắc cùng với bãi biển xanh ngắt trải dài tới cuối chân trời. Không chỉ đắm mình trong nắng gió biển trời, làn nước trong xanh của bãi biển mà thế giới dưới nước cũng là địa điểm khiến nhiều người tìm đến.
Tuy nhiên, lặn biển là một bộ môn đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật cũng như sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, vừa để hoạt động ngắm biển cũng như bơi lội của bạn thoải mái, dễ dàng hơn, vừa đảm bảo an toàn cho tính mạng của bản thân. Nếu là một người mới, bạn đã biết mình cần chuẩn bị những kiến thức cũng như những thiết bị lặn nào hay chưa?
Nội dung chính
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỘ MÔN LẶN BIỂN
B. NHỮNG LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ ĐI LẶN BIỂN
3. Đảm bảo sức khỏe trước khi lặn
4. Đảm bảo tâm lý trước khi lặn biển
6. Phòng tránh một số sinh vật dưới nước
7. Một số lưu ý khác khi đi lặn biển
C. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHI LẶN BIỂN
D. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐỦ SỨC KHỎE ĐỂ LẶN BIỂN
E. NÊN LẶN BIỂN Ở ĐÂU TẠI VIỆT NAM?
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỘ MÔN LẶN BIỂN
Trước khi bắt đầu gia nhập cộng đồng yêu thích bộ môn lặn biển, bạn cần hiểu rõ lặn biển là gì và có những hình thức lặn biển phổ biến nào hiện nay. Lặn biển không đơn thuần là bạn mặc một bộ đồ bơi có chân vịt, mang theo ống thở và bơi lội, ngắm nhìn đại dương mà nói đòi hỏi nhiều kiến thức hơn thế. Hiện nay, 2 loại hình lặn biển phổ biến hiện nay là Snorkeling (lặn ống thở) và Diving (lặn bình dưỡng khí).
1. Snorkeling
Snorkeling là lặn với ống thở và kính bơi. Với loại hình bạn sẽ bơi trên mặt nước với ống thở và úp mặt xuống nước để ngắm các rặng san hô bên dưới. Nghe tới đây nhiều người sẽ thắc mắc nếu không biết bơi liệu có thể tham gia được không?
Với kiểu lặn Snorkeling, có nghĩa là bơi trên mặt nước và nhìn xuống phía bên dưới vậy nên đối với những bạn không biết bơi thì vẫn hoàn toàn có thể mặc thêm áo phao để ngắm san hô. Còn đối với những người đã biết bơi thì mình có thể lặn sâu xuống phía dưới để nhìn rõ hơn nhé. Đây là kỹ thuật lặn bơi cơ bản, dành cho những người mới bắt đầu và phù hợp cho cả những bạn không biết bơi.
2. Diving
Diving là hình thức lặn sâu với bình dưỡng khí. Để tham gia được loại này thì yêu cầu bạn có đôi chút kiến thức về lặn biển cũng như phải là một người bơi giỏi. Thường thì trước khi tham gia khóa lặn diving sẽ có người hướng dẫn cho bạn về những kiến thức cơ bản sử dụng khi lặn xuống ví dụ như các ký hiệu ra dấu bằng tay, sử dụng bình dưỡng khí…
>> Đọc thêm: Tất tất tần kinh nghiệm chọn quần áo đi biển siêu đẹp 2020
Những bạn không biết bơi cũng đừng nên lo lắng về loại hình này bởi vì để lặn xuống nước các bạn sẽ phải đeo thêm tạ chì nặng khoảng 14kg và bình dưỡng khí khoảng 9kg vậy nên với 1 người biết bơi bình thường cũng khó để có thể nổi được với số cân đó. Ở đây bạn sẽ được mặc áo phao nối với bình dưỡng khí, khi lặn xuống bạn chỉ việc rút khí dần dần ra khỏi áo phao và khi muốn nổi lên cũng vậy, chỉ cần từ từ bơm thêm dưỡng khí vào áo phao.
Như vậy, cả hai loại hình lặn này đều phù hợp cho cả người biết bơi cũng như chưa biết bơi. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa biết bơi và còn cảm thấy sợ hãi khi ở trong một môi trường mới thì hãy lựa chọn hình thức lặn Snorkeling để an toàn hơn nhé.
B. NHỮNG LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ ĐI LẶN BIỂN
Trước khi đi lặn biển, bạn cần có sự chuẩn bị nhất định để chuyến đi diễn ra vừa thoải mái, an toàn cho tính mạng của bạn. Vì đây là bộ môn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé:
1. Chuẩn bị dụng cụ lặn biển
Trước khi tiến hành lặn, bạn hãy dành lấy 5 – 10 phút làm quen với mặt biển, tâm trạng thoải mái, không căng thẳng, tập hít thở đều và chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng trước khi sẵn sàng cho việc lặn. Nhưng quan trọng hơn là bạn cũng cần có 5 vật dụng cần thiết khi lặn gồm có: bộ áo lặn vừa với cơ thể, kính lặn chuyên dụng, mặt nạ lặn, ống thông hơi đảm bảo việc thở khi lặn và đừng quên chân vịt vừa với cỡ chân. Chuẩn bị đủ những vật dụng trên chắc chắn là bạn đã yên tâm được một phần nào rồi.
2. Chọn thời điểm lặn
Càng xuống sâu dưới biển, áp suất càng lớn nên để đảm bảo an toàn, du khách không nên lặn biển khi ăn quá no hoặc quá đói vì sẽ rất khó chịu, cảm giác buồn nôn và cơ thể mệt mỏi, khi đó lặn sẽ rất nguy hiểm. Nên nếu có kế hoạch đi lặn biển thì bạn nên lựa chọn chế độ ăn vừa phải. Thời điểm thích hợp để lặn biển tại Việt Nam là sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ thì nên lặn. Nhưng nếu cơ thể quá mệt mỏi hay quá sợ thì không nên lặn.
3. Đảm bảo sức khỏe trước khi lặn
Nếu bạn bị bệnh tim, cao huyết áp… thì không nên trải nghiệm hoạt động lặn biển. Xuống biển bạn sẽ bị áp lực đè nén, cộng với việc tâm lí có chút lo lắng, sức khỏe lại không đảm bảo, rất dễ bạn sẽ đuối sức và ngất ngay khi đang lặn biển, nguy hiểm sẽ dẫn đến mất mạng. Vì vậy, chỉ lặn biển khi bạn cảm thấy có đủ sức khỏe.
Giống như những môn thể thao khác, các bạn không nên lặn khi đang quá đói hoặc vừa ăn no. Lặn với một cái bụng rỗng chắc chắn sẽ khiến cho bạn cực kì mệt mỏi. Trong khi đó, lặn vào lúc no lại rất dễ bị nôn và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì thế, thời điểm lý tưởng nhất để tham gia vào hoạt động lặn biển là sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Ngoài ra, bạn chỉ nên lặn khi tâm trạng thật thoải mái, tránh lặn khi đang sợ hãi hoặc có vấn đề bất ổn về tâm lý. Lặn khi tâm trạng bất ổn có thể làm giảm khả năng linh hoạt khi xử lý các tình huống và dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng không ai mong muốn
4. Đảm bảo tâm lý trước khi lặn biển
Nghe thật lạ nhưng tại sao phải chuẩn bị tâm lý khi lặn biển? Đó là ởi vì đại dương vô cùng rộng lớn, nơi bạn có thể thám hiểm nhưng vẫn có những mối nguy hiểm rình rập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho chuyến du ngoạn của mình để có thể bình tĩnh xử lý những tình huống bất cập theo sự hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Nếu bạn lo sợ, căng thẳng quá mức trước khi xuống biển thì hãy nói với hướng dẫn viên, để cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu thấy không ổn và bạn không thể tự điều chỉnh tâm lý của mình thì đừng nên xuống biển, bạn sẽ dễ bị hoảng loạn, chuột rút, ngất hay nhiều nguy cơ khác… khi đang đi lặn biển, gây nguy hiểm cho tính mạng.
5. Học một khóa về lặn biển
Sau khi đã kiểm tra đủ sức khỏe thể chất để có thể lặn biển, các bạn nên tham gia một khóa tập huấn kiến thức, các kĩ năng, thao tác khi ở dưới nước để có thêm kinh nghiệm, đảm bảo an toàn hơn cho bản thân… Nếu đã có kinh nghiệm trong việc bơi lội và lặn thì không cần thiết phải tham gia đâu nhé
6. Phòng tránh một số sinh vật dưới nước
Khi lặn dưới nước ngắm san hô cùng các loại cá và sinh vật biển các loại. Một quang cảnh của thế giới đại dương đẹp lung linh, huyền bí. Nhiều lúc quá mải mê mà bạn có thể vô tình hay cố ý tiếp xúc một số sinh vật biển có thể có độc tố gây nguy hiểm cho mình, dưới đây là một số sinh vật biển mà người lặn gần bờ hay gặp phải:
Đừng quên sử dụng mặt nạ lặn biển nhé
Sứa biển
Có rất nhiều loại sứa, có loại có độc tố có loại không, tốt nhất khi gặp chúng thì chỉ quan sát không nên tiếp xúc với nó.
Cầu gai
Đúng như tên gọi, là một sinh vật sống bám trên các tảng đá và các rặn san hô dưới nước. Chúng ít di chuyển, thường thí người lặn không chú ý nhiều khi đạp phải chúng. Có nhiều loại cầu gai, có loại gai dài, có loại gai ngắn, hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung nó là hình tròn, có gai tốt nhất là không nên bắt cầm nắm chúng.
Cá Mao
Là một loại cá có màu sắc sặc sỡ, có vi là những chiếc gai dài chúng có độc tố rất mạnh có thể gây tê buốt, khó thở thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không may đụng phải chúng. Cá mao ẩn mình trong các rặng san hô, trong các hang, kẻ đá, san hô. gặp chúng thì chỉ ngắm vẽ đẹp của nó tuyệt đối không nên đụng vào.
7. Một số lưu ý khác khi đi lặn biển
Lặn biển vừa là một trải nghiệm thú vị, vừa mạo hiểm cho những ai thích khám phá đại dương nhưng cũng đừng chủ quan với một vài lưu ý quan trọng khi lặn biển để đảm bảo an toàn và có trải nghiệm tuyệt vời nhất:
+ Hoạt động lặn biển luôn có người hướng dẫn viên hướng dẫn rất chi tiết từ các khâu chuẩn bị cho đến khi lặn. Nhưng cũng nên lưu ý rằng không nên lặn một mình mà nên lặn cùng đoàn hay nhóm người. Với những ai lần đầu lặn cũng ghi nhớ rằng nên bơi thật chậm và không lặn quá sâu để điều hoà áp suất môi trường nước phía dưới.
+ Tuyệt đối tuân thủ các quy tắc, sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Ngay cả khi bạn từng có kinh nghiệm lặn biển, bạn cũng nên khởi động, học lặn trước 5 phút theo hướng dẫn viên để lặn biển an toàn.
+ Bạn cần bơi chậm, luôn lặn cùng đoàn, không lặn một mình, lặn quá sâu để tránh khi bị chuột rút, bình thiếu oxi… Bơi cùng đoàn sẽ có người hỗ trợ bạn trong những trường hợp cần thiết.
+ Không uống rượu trước khi lặn biển. Việc uống rượu trước khi lặn sẽ khiến bạn bị thiếu nước nhanh hơn và dễ gây các biến chứng khó lường khi áp suất tăng.
+ Sau khi lên bờ để đỡ bị ù tai, bạn hãy ngậm miệng, bịt chặt tai và thở ra nhẹ nhàng bằng mũi trong vòng 5 phút
+ Phải chờ 24h sau khi lặn bạn mới được lên máy bay để cơ thể hồi phục sức khỏe, nếu bạn không có đủ thời gian thì bạn không nên lặn biển.
Trên đây là những lưu ý và một số hướng dẫn để bạn chuẩn bị tâm lý trước khi đi lặn. Lặn biển là một môn thể thao thú vị, đầy tính mạo hiểm nhưng nó sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ nhất. Cho dù bạn có lặn biển bao nhiêu lần đi chăng nữa, mẹ đại dương vẫn luôn khiến bạn bất ngờ bởi sự bí ẩn của mình. Vì thế, hãy chuẩn bị tâm lý tốt nhất cùng những dụng cụ lặn biển chất lượng để đảm bảo cuộc vui của mình nhé.
C. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHI LẶN BIỂN
Đi lặn biển cần trang bị những gì? Bạn có nên sắm cho mình một chiếc mặt nạ lặn biển hay những thiết bị không? Đi biển nhiều ngày và du lịch thì cần trang bị những phụ kiện nào? Để nhìn thấy và bơi lặn dưới nước được thoải mái, an toàn và cũng là để chuyến du lịch lặn biển của bạn thành công mỹ mãn thì bạn cần có một số vật dụng hổ trợ như:
1. Áo phao lặn biển
Áo phao lặn biển dùng để nổi người khi xuống nước, mặt khác áo phao các tác dụng khác như chống va đập, trầy xước khi sóng đập vào gành đá, san hô. Loại áo phao này được thiết kế thường dùng những màu sắc nổi, sáng có thể phát hiện từ xa nhằm thuận lợi cho công việc cứu hộ. Bạn nên chọn áo phao phù hợp với kích thước và cân nặng của mình. Mặc chúng thật vừa vặn và chắc chắn trước khi bắt đầu lặn nhé.
2. Mắt kính lặn biển
Mắt kính lặn biển dùng để quan sát dưới nước, giúp người lặn có thể nhìn thấy rõ cảnh vật phía dưới. Mắt kính tốt là mắt kính có tầm quan sát rộng, nhìn rỏ, lớp su mềm, lặn sâu không vô nước, lâu bị biến chất và có mặt kính trong, chống va đập tốt.
3. Chân vịt
>> Click để xem thêm sản phẩm: Chân vịt 55935 (Size 41-45)- đen
Chân vịt là sản phẩm giúp bạn cơ động nhanh dưới nước, khi bơi xa, lặn sâu. Khi bơi một phần do tác dụng của lực cản của nước cộng với dòng chảy nếu như không mang chân vịt sẽ nhanh mất sức. Bạn nên chọn chân vịt cho vừa vặn chân, chật quá gây đau chân hay rộng quá thì có thể bị tụt, mỏi chân. Chân vịt tốt là chân vịt phải có độ dẻo tốt, bền, lực rẽ nước nhiều, thỏai mái khi bơi.
4. Đồ lặn biển
Đồ lặn biển dùng giữ ấm và bảo vệ trầy xước khi bị va đập hay vết cắn. Lựa chọn bộ đồ lặn sao cho vừa vặn, không rộng quá nước sẽ lồng hết vào và lưu thông sẽ làm cơ thể mau mất nhiệt.Còn nếu chật quá sẽ khó thao tác và máu khó lưu thông.
Hiện nay, trên thị trường có 3 lọai đồ lặn:
-Bộ đồ lặn sát người (body suit): Thường làm bằng nilon. Bộ đồ này bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi bị trầy sước nhưng cách nhiệt rất kém nên chỉ mặc ở vùng nước ấm. Ngoài ra nó cũng giúp chống nắng khi bạn lên khỏi mặt nước.
-Bộ đồ lặn ướt (wet suit): Đây là loại thông dụng, Có nhiều mẫu mã và độ dày khác nhau nên bộ đồ lặn ướt có khả năng cách nhiệt thích hợp cả ở nước lạnh 10 độ C và nước ấm 30 độ C.
-Bộ đồ lặn khô (dry suit): Bộ đồ lặn khô cách ly bạn với nước làm cho bạn khô ráo. Nó là loại đồ lặn ấm nhất, chỉ dùng để lặn dưới môi trường nước lạnh dưới 10 độ C.
5. Ống thở lặn biển
>> Tham khảo thêm về Bộ kính lặn ống thở Swim Mask
Ống thở lặn biển dùng để thở khi bạn nằm sấp trên mặt nước mà không phải ngẩng đầu lên. Lần đầu dùng trước khi lặn xuống nên mang ổng thở vào và cúi mặt xuống nước thở đều. Khi quen dần rồi muốn lặn thì nín hơi, lặn xuống. Trong khi lặn, bạn không được hít vào bằng miệng vì trong ống hiện đang chứa đầy nước nếu không sẽ bị sặc ngay vì uống nước. Nếu đã học được cách dùng ống thở, bạn sẽ thấy cực kỳ thoải mái và thích thú khi mái khi quan sát thế giới đại dương liên tục mà không cần phải cứ ngước lên, ngụp xuống một cách mệt mỏi
6. Dao lặn biển
Dao lặn biển chủ yếu dùng để cắt, đào, hay soi. Không được coi dao lặn biển là một vũ khí. Mục đích sử dụng dao trong khi lặn là khi lặn nếu bị vướng phải dây (có thể là cước câu, dây buộc tàu thuyền bị đứt hay vứt bỏ sót lại dưới biển) bị quấn vào khó tháo hoặc không thể tháo ra được. Lúc này dùng dao đang đeo ở chân hay tay cắt đứt sợi dây để thoát lên.
7. Đồ lặn biển phụ
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một số đồ lặn biển phụ như: Bao tay, tất chân, mũ trùm đầu, đồng hồ đo áp suất, nhịp tim… để có thể đầy đủ hơn với mục đích giữ ấm, chống trầy xước, đồng hồ lặn biển phù hợp với lặn sâu như lặn bằng bình hơi, lặn dây.
Lặn biển là bộ môn nguy hiểm và đòi hỏi từng dụng cụ lặn biển phải thật an toàn, chất lượng. Chính vì thế, chọn lựa nhà cung cấp dụng cụ lặn biển là một vấn đề lớn bạn cần phải quan tâm. Hiện nay, Sportslink là một trong những đơn vị cung cấp thiế bị lặn biển uy tín hàng đầu tại Tp.HCM và nếu bạn có nhu cầu mua dụng cụ lặn biển, bạn có thể đến trực tiếp kho hàng của chúng tôi tại địa chỉ: 148 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM. Hoặc bạn có thể truy cập các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki,…tìm kiếm “dụng cụ lặn” và chọn nhà cung cấp Sportslink để tận hưởng ưu đãi từ các sàn nhé!
D. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐỦ SỨC KHỎE ĐỂ LẶN BIỂN
Như đã nhấn mạnh nhiều lần ở trên, lặn biển là một môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe và thể trạng tốt để tránh những rủi ro không đáng có. Đối với một số trường hợp sau, bạn không nên tham gia bộ môn này dù có yêu thích đến chừng nào:
- Người bị bệnh tim, cao huyết áp
- Trẻ em
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Những đối tượng này tuyệt đối không nên trải nghiệm hoạt động lặn biển. Bởi khi xuống biển, bạn sẽ bị áp lực đè nén, cộng với việc tâm lí có chút lo lắng, sức khỏe lại không đảm bảo, rất dễ bạn sẽ đuối sức và ngất ngay khi đang lặn biển, nguy hiểm sẽ dẫn đến mất mạng. Vì vậy, chỉ lặn biển khi bạn cảm thấy có đủ sức khỏe và không nằm trong danh sách trên nhé.
E. NÊN LẶN BIỂN Ở ĐÂU TẠI VIỆT NAM?
Lặn biển là một hình thức giải trí, trải nghiệm ngày càng được nhiều người yêu thích khi đi du lịch biển. Không cần phải bỏ công đi xa chỉ để khám phá sự bí ẩn cũng như vẻ đẹp dưới đại dương ở ngoại quốc. Bởi ở Việt Nam, bạn cũng có thể khám phá thú vui mới mẻ này tại một nơi đẹp tuyệt vời - Nha Trang khi tham gia tour lặn biển.
Là một trong những vùng biển sở hữu rạn san hô đẹp nhất cả nước, nên sẽ không là nói quá khi du khách đến Nha Trang mà chưa lặn biển thì chưa thể cảm nhận được hết vẻ đẹp tạo hóa mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho thành phố này. Lặn biển trở thành một hoạt động không thể thiếu của khách du lịch khi tới đây để ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của một Nha Trang rất khác bên dưới đại dương huyền bí.
Khách du lịch thường kết hợp lặn biển với tour tham quan các đảo. Tùy theo gói lựa chọn mà các công ty tổ chức sẽ đón bạn tại khách sạn hoặc cảng Cầu Đá - nơi xuất phát của các tàu du lịch ra vịnh Nha Trang. Hoạt động lặn biển thường bắt đầu vào lúc 8h sáng, tại cảng đã tấp nập khách du lịch chờ đến giờ xuất bến. Mỗi người được phát một chiếc áo phao khi lên tàu để mặc trong suốt hành trình lênh đênh trên vịnh.
Điểm lặn đẹp và hút khách bậc nhất ở Nha Trang là đảo Hòn Mun, cách cảng Cầu Đá 10km (khoảng 45 phút đi tàu). Trải nghiệm đầu tiên là cảm giác dập dềnh theo làn sóng đến thót tim trong chiếc thuyền thúng đưa khách từ tàu ra nhà bè - nơi bắt đầu lặn biển. Tuy nhiên, cũng có một số đảo khác cũng sở hữu vẻ đẹp không kém. Bạn có thể chọn lựa nơi lặn biển tại Nha Trang tại các địa điểm sau:
1. Hòn Mun
Ở Hòn Mun, du khách muốn lặn phải có “trình độ” cao vì ở đây có độ sâu hơn 20m. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300 loài san hô và cả ngàn loài cá đang sinh sống. Nước biển tại đây trong xanh đến nỗi chỉ cần đeo kính bơi úp mặt xuống nước là bạn đã có thể nhìn thấy đáy biển sâu. Mỗi cuộc hành trình lặn biển diễn ra 30 phút có thể kiến bạn chưa thỏa mãn nhưng bạn đã có thể ngắm nhìn đáy đại dương.
2. Đảo Khỉ
Đảo Khỉ tọa lạc ngay giữa vịnh Nha Phu, cách Nha Trang 15km về phía Bắc, Đảo Khỉ là một cù lao nhỏ với hình mũi lao, phóng thẳng ra biển. Nếu bạn là người mới bắt đầu tập tành lặn biển thì Đảo Khỉ là địa điểm lặn biển vô cùng thích hợp. Độ sâu ở đây chỉ từ 3 - 5m nên du khách có thể yên tâm khám phá mà không sợ nhiều rủi ro. Thay vì nhảy từ trên tàu xuống biển như ở Hòn Mun, ở đây du khách có thể leo theo các gộp đá, men theo lối đi nhỏ tới bãi tắm và từ bãi tắm cứ lội ra theo hướng dẫn viên cho đến khi nước tới ngang vai là bắt đầu lặn.
3. Đảo Yến – Hòn Nội
Nếu không thích lặn, du lịch Nha Trang bạn cũng có thể ngắm san hô bằng tàu đáy kính ở Đảo Yến - Hòn Nội. Tuy nhiên, cảm giác ngồi trên tàu ngắm đại dương sẽ không “đã” bằng trực tiếp lặn sâu xuống đại dương, tận tay chạm vào cá biển với cảm giác vô cùng thú vị. Nhưng nó lại là lựa chọn tốt nhất cho những ai không đủ tiêu chuẩn và sức khỏe muốn khám phá đại dương.
Sau cùng, hãy chuẩn bị một tâm thế tốt cũng những kiến thức cơ bản về lặn biển để có một hành trình khám phá đại dương tuyệt vời nhất. Và nếu bạn muốn tăng thêm sự thú vị trong những chuyến đi du lịch lặn biển của mình, bạn nên bỏ thời gian để theo đuổi môn lặn Diving thay vì Snorkeling.
Sẽ thật ấn tượng khi kể với bạn bè những gì bạn đã thấy ở độ sâu 30m dưới đáy đại dương. Và còn gì tuyệt vời hơn khi trên khung ảnh nhà bạn có những tấm hình bạn chụp cùng với những sinh vật kì quái tận sâu trong lòng biển mà không phải ai cũng có đủ can đảm cũng như khả năng để làm được phải không nào? Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và bổ ích.
>> Đừng bỏ lỡ video về Mặt nạ lặn biển full face trợ khí cao cấp - Sportslink Channel