Ngày nay, bơi lội không chỉ giú bảo vệ bé trong những tình huống khẩn cấp mà còn là bộ môn thể thao giúp người tập nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện tinh thần. Chính vì thế, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, rất nhiều phụ huynh đã có ý định đưa bé đi tập bơi.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm hướng dẫn tập bơi cho trẻ em. Mỗi trung tâm sẽ có cách dạy riêng của mình nhưng tất cả đều tuân theo những kỹ thuật bơi cơ bản. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về các bước hướng dẫn tập bơi chuẩn nhất cho trẻ em mà một trung tâm hướng dẫn tập bơi chuẩn sẽ thực hiện nhé.
Nội dung chính
1. Trẻ em có thể tự học bơi không?
2. Hướng dẫn cách tập bơi cho trẻ em
3. Một số kỹ thuật bơi cơ bản mà bé nên học
3.1. Cách bơi đứng (kỹ thuật đứng nước)
1. Trẻ em có thể tự học bơi không?
Trong thực tế có một số trường hợp trẻ em tự học bơi và đã thành công. Tuy nhiên con số đó rất rất nhỏ. Bởi vì học bơi là cả một quá trình dài, và phức tạp, nó yêu cầu người học phải biết tiếp thu kiến thức rồi vận dụng vào thực hành. Sẽ rất khó khăn nếu các bé tự tập bơi bởi các em còn quá nhỏ để tự mày mò, tự học các kỹ thuật bơi rồi lại tự luyện tập. Chưa kể việc tự học bơi như thế này cũng rất nguy hiểm.
Lý do bởi vì bé sẽ không thể biết từ bước chuẩn bị cho đến cách thực hành như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Tự tập bơi tại nhà không đủ điều kiện giúp bé có một môi trường học bơi đạt hiệu quả nhất. Chính vì thế bạn nên đăng ký khóa học bơi cho trẻ. Những khóa học này sẽ có người hướng dẫn tập bơi, hướng dẫn cách luyện tập cũng như sửa lỗi kỹ thuật bơi cho các em. Nhờ vậy mà việc học của trẻ sẽ bớt khó khăn và nhanh đạt được hiệu quả hơn.
2. Hướng dẫn cách tập bơi cho trẻ em
Chuẩn bị kính bơi tốt cho trẻ trước khi đi bơi nhé
Quy trình hướng dẫn cách tập bơi cho trẻ em chuẩn bao gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Cho trẻ làm quen với nước
Không phải đứa trẻ nào cũng có thể tự tin tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới. Do đó, để bé có thể tập bơi thì bước đầu tiên bạn cần phải làm đó là dành thời gian để trẻ tập làm quen với nước. Khi cho trẻ làm quen nước, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:
- Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ em
- Lưu ý mực nước trong bể bơi, chọn độ sâu phù hợp với chiều cao cơ thể bé
- Luôn có các dụng cụ sơ cứu và cấp cứu gần bể bơi
Bước 2: Dạy trẻ cách tự nổi
Rõ ràng, nguyên tắc đầu tiên của bơi lội đó là bạn biết cách điều chỉn bản thân nổi trên mặt nước. Trong quá trình hướng dẫn tập bơi, kỹ thuật này giúp trẻ làm chủ được việc nổi trên mặt. Nó sẽ giúp các em bình tĩnh hơn khi gặp nạn dưới nước mà chưa biết bơi và là nền tảng để học tiếp các kỹ thuật sau. Khi dạy trẻ cách tự nổi, hướng dẫn viên phải đảm bảo đầu ở trên mặt nước để thực hiện quá trình hô hấp.
Các bước dạy trẻ tự nổi trên mặt nước:
- Nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở rồi lặn vào nước
- Thả lỏng người để nước đẩy lên, đầu nổi sát mặt nước, mặt trên mặt nước , chân ở phía nước sâu
- Đạp mạnh chân xuống nước để tạo lực đẩy giúp nhô đầu khỏi mặt nước
- Khi ở trên mặt nước thì há to miệng hít không khí vào
- Khi chìm xuống dưới mặt nước, miệng thở ra
Bước 3: Dạy trẻ cách đá chân và thổi bong bóng
Sau khi bé đã có thể tự nổi và điều chỉnh cảm xúc khi ở dưới nước, huấn luyện viên lúc này mới tiến hành dạy trẻ cách chuyển động, đó chính là cách đá chân và thổi bong bóng. Lưu ý:
- Đảm bảo chân gần như duỗi thẳng, sau đó đạp thật mạnh vào nước.
- Cách thổi bong bóng: sau khi hít khí vào thì úp mặt xuống nước và thổi bong bóng, nhắc trẻ không được hít vào vì sẽ gây sặc nước
Bước 4: Dạy trẻ em các kỹ thuật khó hơn
Khi bé đã thực hiện tốt các kỹ thuật thổi bong bóng và đá chân, tiếp theo hãy hướng dẫn tập bơi với các kỹ thuật mới khó hơn như:
- Chuyển từ tư thế đứng sang tư thế bơi mà không cần trợ giúp
- Lướt đi trong nước bằng cách đẩy chân vào thành bể
- Các chuyển động bơi và đá chân phối hợp nhịp nhàng với nhau
- Lặn xuống đáy bể và sau đó đá chân ngang qua bể
- Lấy lại đồ vật rơi ở dưới đáy bể
- Cho bé nhảy xuống góc bể sâu từ rìa bể và nổi lên mặt nước
Bước 5: Hướng dẫn tập bơi các kiểu bơi cơ bản
>> Đừng bỏ lỡ bài viết: 5 kinh nghiệm chọn mua kính bơi chất lượng cao nếu như bạn chưa biết làm thế nào để mua kính bơi chất lượng tốt cho trẻ
Khi trẻ đã làm tốt tất cả các bức ở trên thì tiến hành dạy các kỹ thuật bơi như bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa,...cho bé. Đây là 3 kiểu bơi cơ bản mà bé cần phải học trong quá trình tập bơi. Các kỹ thuật này cũng là nền tảng để bạn học các kiểu bơi khác khó hơn. Cần lưu ý:
- Trong khi dạy các kiểu bơi, khuyến khích trẻ đổi chân và tay
- Với kiểu bơi sải và bơi ếch, dạy trẻ em hít thở giữa các động tác bơi
- Với kiểu bơi ngửa bạn dạy trẻ hít thở trước rồi mới tiếp tục bơi khi xoay người ra trước
Lưu ý: Luôn nhấn mạnh với các em vấn đề an toàn khi bơi
3. Một số kỹ thuật bơi cơ bản mà bé nên học
3.1. Cách bơi đứng (kỹ thuật đứng nước)
Tư thế đứng: Tư thế đứng là một trong những tư thế bơi cơ bản cần phải học. Khi dạy trẻ tư thế bơi đứng, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Dạy trẻ sử dụng cả hai tay và chân với tư thế cơ thể ở vị trí thẳng đứng
- Giữ đầu nổi và giữ nhịp thở ổn định: phần đầu nổi trên mặt nước và điều chỉnh hơi thở một cách nhẹ nhàng
- Khi làm chậm hơi thở sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn và giữ được năng lượng để đứng nước được lâu.
Tư thế xoa nước (lăn nước): Khi đứng nước, tay của trẻ em phải hoạt động liên tục dưới mặt nước từ trước ra sau để giữ cho cơ thể nổi cân bằng. Hãy dạy trẻ các động tác xoa nước như sau:
- Hai cánh tay vươn ra hai bên ngang vai
- Bàn tay úp xuống và nhẹ nhàng di chuyển cánh tay về phía trước, Sau đó lùi lại một cách nhịp nhàng
- tiếp tục xoa nước như vậy để phát triển kỹ thuật xoa nước cho tay
- Thực hiện động tác lăn cánh tay tới và lui liên tục dần dần xuống ngang hông và lặp đi lặp lại
Các động tác chuyển động chân: Chuyển động chân là một trong những động tác quan trọng nhất khi bơi. Làm sao để thực hiện các chuyển động này một cách nhẹ nhàng, đẹp mắt và khoa học là điều không hề dễ dàng. Một số động tác chân dưới đây bạn nên dạy cho trẻ như:
- Vẫy chân chéo: Động tác này có cách thực hiện như sau: vịn một hoặc hai tay vào thành hồ, chân giữ thẳng và thả lỏng các cơ. Sau đó duỗi thẳng bàn chân đá nước kéo lùi về phía sau rồi co chân nhẹ nhàng đưa lại về phía trước. Thực hiện vẫy chân liên tục nhịp nhàng theo trình tự hai chân. Bạn có thể cho bé ngửa lưng ra sau và thực hiện động tác này kết hợp lăn tay nhẹ để cơ thể được nghỉ ngơi tạm thời sau khi kết thúc chu trình.
- Đá chân ếch: Động tác này ít tiêu tốn năng lượng hơn nhưng có nhược điểm khiến cơ thể nhấp nhô lên xuống so với động tác vẫy chân. Bạn dạy bé thực hiện độc tác này bằng cách nhẹ nhàng mở rộng hai chân rồi gập đầu gối co về phía sau, xòe bàn chân ra và đạp thẳng xuống khép chân lại. Thực hiện động tác này liên tục tương tự như búng chân ếch.
- Đá chân quay tròn: Đây là động tác khó tập, khó làm chủ nhưng sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng khi đứng nước. Bạn có thể hướng dẫn tập bơi đá chân xoay tròn như sau: co chân và đá lăn tròn bàn chân dưới nước theo trình tự một chân vòng theo chiều kim đồng hồ trong khi đó chân kia sẽ được đá vòng ngược lại. Lưu ý luôn khép ngón chân như mái chèo để cản nước, tạo phản lực cho động tác quạt chân giúp bé nâng cơ thể lên.
3.2. Cách thở khi bơi
Để quá trình bơi được bền và nhịp nhàng, phương pháp luyện tập cách thở khi bơi cũng rất quan trọng. Nếu không biết cách thở khi bơi, bé có thể bị sặc nước, thậm chí là bị đuối nước. Có 2 cách luyện tập thở khi bơi như sau:
- Luyện tập thở trên cạn: Luyện tập kỹ thuật thở trong bơi lội thì bé phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. Há to miệng để lấy hơi sau đó thở ra bằng mũi rồi lại tiếp tục há to miệng để lấy hơi, bạn đứng trên bờ để luyện tập nhiều lần cho quen trước khi xuống nước.
Xem thêm sản phẩm: Phao bơi chống lật trẻ em 70x75cm SEA-700
- Luyện tập thở dưới nước: Sau khi trẻ em thực hiện thành thục cách thở khi bơi ở trên cạn thì cho các em bạn khởi động nóng người rồi xuống nước. Có thể nói rằng nín thở càng lâu thì sẽ bơi càng xa hơn. Cách thực hiện luyện tập thở dưới nước như sau: sau mỗi nhịp thở thì há miệng to lấy không khí vào, khi hụp xuống nước hãy thở hết khí ra bằng mũi rồi ngoi lên mặt nước để lấy hơi vào bằng miệng. Thực hiện liên tục cho tới khi thành thục.
Cụ thể cách thở với các kiểu bơi cơ bản như sau:
- Kỹ thuật thở trong bơi sải: Khi lấy hơi trong bơi sải, quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Trẻ em sẽ gặp khó khăn khi nghiêng đầu sang bên không thuận vì thế dễ bị sặc nước.
- Kỹ thuật thở trong bơi ếch và bơi bướm: Nhô đầu lên lấy hơi bằng miệng sau đó hụp xuống nước và thở ra bằng mũi. Cứ hai nhịp đạp chân + 1 nhịp quạt tay mới đến một nhịp thở.
- Kỹ thuật thở trong bơi ngửa: Trong bơi ngửa thì mặt của trẻ luôn luôn trên mặt nước. Cứ một chu kỳ bơi thì hít vào 1 lần và thở ra một lần. Hít thở cần nhịp nhàng và đều đặn với động tác tay và chân.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản khi dạy trẻ tập bơi mà một trung tâm dạy bơi cho trẻ sẽ thực hiện. Ba mẹ hãy quan sát cách dạy của trung tâm mà mình dự định đưa trẻ đến học để có những đánh giá tốt nhất nhé. Và đừng quên chuẩn bị một vài bộ đồ bơi cho bé chất lượng cao, kính bơi chính hãng, mũ bơi tốt trước khi đi bơi nhé.
Xem thêm video về Kính bơi chuyên nghiệp chống sương mù cao cấp Aolikes 5002 - Sportslink Channel