Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi công cộng

Bơi lội đang ngày càng được quan tâm bởi những lợi ích thiết thực và rõ ràng đối với trẻ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về an toàn cho bé trong quá trình bơi, thậm chí ngay từ bước lựa chọn trung tâm bơi lội, các dụng cụ bơi lội cần thiết cũng cần được cha mẹ kiểm tra và chọn lựa gắt gao. Vậy thì, cần quan tâm những gì khi đưa trẻ 2 tuổi đi tập bơi nổi?

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Nội dung chính

1. Bơi nổi là gì? Có tác dụng gì cho trẻ?

2. Tìm hiểu quy trình bơi chuẩn

3.  Quan tâm đến chất lượng nước bể bơi

4. Lưu ý khi chọn lựa sản phẩm sử dụng

5. Những điều cần lưu ý trước và sau khi cho trẻ bơi

 

1. Bơi nổi là gì? Có tác dụng gì cho trẻ?

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Trước hết, phụ huynh cần phải hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của loại hình bơi nổi thường được các bậc làm cha mẹ khác lựa chọn cho bé của họ.

Bơi nổi là một hình thức bơi trong hồ thủy lực nhân tạo, tạo cho trẻ cơ hội vận động để giải phóng năng lượng thừa, phát triển thể chất và trí não toàn diện. Trong quá trình bơi, trẻ sẽ được massage thư giãn cơ, hỗ trợ hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá được hoạt động tốt nhất.

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Với lợi ích vượt trội, mô hình spa cho em bé ngày càng được mở rộng và đem lại cho phụ huynh nhiều sự lựa chọn về hình thức lẫn giá cả. Tuy nhiên, tiêu chí hoạt động của mỗi địa điểm bơi khác nhau, chú trọng vận động hoặc thư giãn. Các tiêu chuẩn về an toàn và dịch vụ cũng khác nhau. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ khi chọn lựa cũng như nắm rõ những tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. 

2. Tìm hiểu quy trình bơi chuẩn

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Một quy trình bơi chuẩn kéo dài từ 40-45 phút.  Lý do là vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em dưới 2 tuổi chỉ có thể tiếp nhận các hoạt động vận động tối đa 60 phút trước khi ngủ. (*) kính cận chống tia uv

Bên cạnh đó, do thể chất chưa được phát triển toàn diện, trẻ chỉ nên bơi 15 phút và massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút tiếp theo. Cộng thêm những hoạt động khác như làm quen, thay tã, đeo phao thì quy trình bơi phù hợp nhất với mục đích vận động cho trẻ 2 tuổi chỉ nên kéo dài từ 40 - 45 phút.

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Mục đích của bơi nổi chính là tập trung kích thích sự vận động vốn dĩ được hình thành tự nhiên khi trẻ còn trong bụng mẹ, mà sau khi chào đời, cơ hội vận động này cùng với năng khiếu bơi lội bẩm sinh nhanh chóng bị mất đi do không được luyện tập thường xuyên.

Đọc thêm: Cẩm nang chọn quần áo đi bơi cho trẻ sơ sinh

Khi hoàn thành quy trình bơi và massage, trẻ gần như trải qua một quá trình hoạt động tích cực và rất cần được nghỉ ngơi theo đúng chu kì hoạt động của cơ thể. Việc tham gia những hoạt động trí não khác như flashcard, kể chuyện nếu được thêm vào quy trình bơi, sẽ làm giảm đi thời gian vận động của bé cũng như sự tập trung khi vận động.

Do đó, ngay cả khi bé muốn chơi thêm nhưng bạn hãy thực hiện cho bé theo đúng quy trình khoa học để bảo vệ sức khỏe của bé nhé.

3.  Quan tâm đến chất lượng nước bể bơi

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Nhiệt độ nước tiêu chuẩn cho trẻ tập bơi nên từ 29 đến 34 độ. Đây là nhiệt độ phù hợp vì thân nhiệt trẻ chịu lạnh kém hơn so với người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh đừng nên nhầm lẫn nước ấm như nước tắm tại nhà, nước tắm ở nhà thường sẽ ấm hơn vì trẻ chỉ tắm khoảng 5 phút.

Khi bơi tại bể bơi công cộng, bạn nên chọn bể có nhiệt độ nước duy trì ở khoảng 29 đến 34 độ trong vòng 15 đến 20 phút để đảm bảo phù hợp với thân nhiệt, nhịp tim và trẻ được vận động thoải mái nhất trong suốt thời gian tiếp xúc với nước.

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Hãy kiểm tra xem bể bơi có lọc nước qua các tầng đá khoáng cũng như lọc liên tục tại hồ trong quá trình trẻ bơi. Một số bể bơi chất lượng cao sẽ có thêm hệ thống đèn UV để diệt khuẩn, một bước giúp nguồn nước sạch và an toàn nhất cho làn da nhạy cảm của trẻ. Và bạn nên ưu tiên đứa bé đi bơi ở những bể bơi này nhé.

4. Lưu ý khi chọn lựa sản phẩm sử dụng

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

>> Xem thêm sản phẩm: Áo phao tập bơi trẻ em 3 mảnh

Thông thường, trẻ em dưới 2 tuổi nên sử dụng phao bơi đỡ cổ hoặc phao tay. Vì trọng lượng cơ thể trẻ còn nhỏ và hai loại phao này dễ dàng nâng bé nổi trên mặt nước trong khi bé vẫn có thể tự do cử động theo ý mình.

Trong nhiều bài viết có nói tác hại khi dùng phao bơi đỡ cổ nên nhiều phụ huynh lo ngại phao cổ có thể khiến trẻ bị ngạt thở hoặc không tốt cho hệ cơ xương còn yếu của trẻ. Tuy nhiên, phao cổ cho trẻ khi được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn cùng lực đẩy của nước trong hồ thuỷ lực sẽ giúp nâng đỡ cằm và cổ trẻ khi bơi. Chất liệu phao bơi không chứa BPA để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

Một điều tối quan trọng nữa góp phần tạo nên chất lượng của một quy trình dịch vụ bơi nổi quan trọng đó là sản phẩm dùng khi massage cho trẻ sau khi bơi. Các dung dịch dầu hay kem massage này sẽ được hấp thu trực tiếp vào da trẻ thông qua các chuyển động. Do đó, bạn nên lựa chọn sản phẩm có độ tin cậy cao và đạt các chứng nhận an toàn, xuất xứ rõ ràng là điều kiện bắt buộc.

5. Những điều cần lưu ý trước và sau khi cho trẻ bơi

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ 2 tuổi đi bơi ở nơi công cộng

- Trước khi đến spa, trẻ cần được ăn và ngủ đủ trước 30 phút vì bơi là một hình thức tập thể dục, đòi hỏi trẻ phải có đủ năng lượng.

-Kiểm tra tình trạng sức khoẻ và thân nhiệt của trẻ trước khi bơi. Không nên cho trẻ bơi khi đang bệnh hoặc sốt.

- Nên đưa bé đi bơi ít nhất 2 đến 3 lần một tuần để phát huy tối đa hiệu quả mà phương pháp bơi này mang lại.

Có thể nói, bơi nổi là phương pháp bơi mới dành cho trẻ nhỏ nhưng tác dụng của nó đối với trẻ em vô cùng tuyệt vời. Hãy chọn lựa cho bé những bộ đồ bơi tốt nhất, kèm những chuẩn bị khác xung quanh để bé có những giây phút tuyệt vời khi bơi nhé!

>> Click để tìm hiểu: Dụng cụ hỗ trợ tập bụng Gymlink TX 6208F - Sportslink Channel

Share to Facebook Share to Twitter Share to Google