Bơi lội không chỉ là môn thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần mà còn là một trong những phương pháp bảo vệ bản thân trong những điều kiện cần thiết. Trong bơi lội, kỹ năng lặn được xem là khả năng sinh tồn cơ bản nhất của con người trong môi trường nước.
Tuy nhiên, để thành thạo kỹ năng này cho mục đích giải trí hay trong những điều kiện cần thiết nhất, bạn cần phải nắm được kỹ thuật lặn cơ bản. Bài viết hôm nay, Sportslink muốn giới thiệu đến các bạn những kỹ thuật lặn sâu cho người mới học và những cách lặn biển mà có thể bạn chưa biết.
Nội dung chính
2. Những kỹ thuật lặn dưới nước
B. 5 BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI LẶN.
2. Trang bị những kiến thức lặn biển
3. Trang bị kỹ năng chuyên môn
4. Thật chu đáo trong khâu chuẩn bị thiết bị
5. Giữ cho tinh thần thật thư giãn
1. Luyện tập để có hơi thở tốt
3. Kỹ thuật lặn và làm nổi cơ thể
D. LẶN BIỂN NÊN CHỌN HÌNH THỨC NÀO
2. Có nên tự học lặn một mình không ?
A. LẶN LÀ GÌ?
Trước khi tiến hành tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về lặn cũng như kỹ thuật lặn, bạn cần phải bắt đầu với khái niệm về lặn. Vậy, Lặn là gì?
(*) dụng cụ lặn biển
1. Lặn là gì
Lặn được hiểu cơ bản là tự làm mình chìm xuống mặt nước, biến đi như lẩn mất trong chiều sâu, không còn thấy hiện trên bề mặt nước. Lặn là một trong những cách cơ bản nhất để di chuyển bên dưới mặt nước mà nó giúp ích nhiều trong đời sống con người.
Trong môn lặn biển, thông thường có hai kiểu lặn, đó là Snorkeling và Diving
- Snorkeling là lặn với ống thở và kính bơi. Với loại hình bạn sẽ bơi trên mặt nước với ống thở và úp mặt xuống nước để ngắm các rặng san hô bên dưới. Nghe tới đây nhiều người sẽ thắc mắc nếu không biết bơi liệu có thể tham gia được không?
Với kiểu lặn Snorkeling, có nghĩa là bơi trên mặt nước và nhìn xuống phía bên dưới vậy nên đối với những bạn không biết bơi thì vẫn hoàn toàn có thể mặc thêm áo phao để ngắm san hô. Còn đối với những người đã biết bơi thì mình có thể lặn sâu xuống phía dưới để nhìn rõ hơn nhé. Đây là kỹ thuật lặn bơi cơ bản, dành cho những người mới bắt đầu và phù hợp cho cả những bạn không biết bơi.
>> Click để xem thêm sản phẩm: Mặt nạ lặn biển Full Face SJLH-01 (Đen)
- Diving là hình thức lặn sâu với bình dưỡng khí. Để tham gia được loại này thì yêu cầu bạn có đôi chút kiến thức về lặn biển cũng như phải là một người bơi giỏi. Thường thì trước khi tham gia khóa lặn diving sẽ có người hướng dẫn cho bạn về những kiến thức cơ bản sử dụng khi lặn xuống ví dụ như các ký hiệu ra dấu bằng tay, sử dụng bình dưỡng khí…
Những bạn không biết bơi cũng đừng nên lo lắng về loại hình này bởi vì để lặn xuống nước các bạn sẽ phải đeo thêm tạ chì nặng khoảng 14kg và bình dưỡng khí khoảng 9kg vậy nên với 1 người biết bơi bình thường cũng khó để có thể nổi được với số cân đó. Ở đây bạn sẽ được mặc áo phao nối với bình dưỡng khí, khi lặn xuống bạn chỉ việc rút khí dần dần ra khỏi áo phao và khi muốn nổi lên cũng vậy, chỉ cần từ từ bơm thêm dưỡng khí vào áo phao.
Như vậy, cả hai loại hình lặn này đều phù hợp cho cả người biết bơi cũng như chưa biết bơi. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa biết bơi và còn cảm thấy sợ hãi khi ở trong một môi trường mới thì hãy lựa chọn hình thức lặn Snorkeling để an toàn hơn nhé.
2. Những kỹ thuật lặn dưới nước
Để có thể học lặn dưới nước nhanh nhất, chúng ta cần nắm được một số kỹ thuật cơ bản. Những kỹ thuật này sẽ giúp cho bạn lặn tốt dưới môi trường nước hơn. Việc học các kỹ thuật lặn này nên được chỉ dạy bởi những người có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ học lặn để bơi tại bể bơi thay vì đi biển, bạn hoàn toàn có thể tự học tại nhà cùng với sự giám sát của người có kinh nghiệm
Như vậy, lặn là một kỹ năng cần có trong bơi lội và nó giúp bạn hiểu hơn về thế giới dưới nước. Bạn đã sẵn sàng học hỏi kỹ năng này hay chưa?
- Xem thêm: Kĩ thuật mở mắt dưới nước khi bơi
B. 5 BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI LẶN
Cũng giống như đi bơi, lặn là một kỹ năng quan trọng và bạn cần có sự chuẩn bị nhất định trước khi dấn thân vào học kỹ năng này. Vậy, để có được kết quả tốt nhất khi học lặn, bạn cần chuẩn bị những gì?
1. Thành thạo bơi lội
Bạn sẽ không thể nào lặn nếu như không biết bơi. Vì thế, để có thể lặn với ống thở, bạn cần có một sự tự tin khi xuống nước và biết bơi sẽ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Thành thạo bơi lội trước khi học lặn cũng sẽ cho phép bạn được an toàn khi bạn ở dưới nước.
Bất cứ khi nào bạn xuống nước, cho dù điều này là trong một hồ bơi, hồ hoặc biển, bạn cần phải có khả năng bơi. Bạn cần phải có khả năng bơi đến nơi an toàn nếu bạn phải. Hầu hết khi bạn lặn với ống thở, để an toàn, tốt nhất bạn nên học lặn với chiếc chân vịt – một dụng cụ bơi lội không thể thiếu cho những ai muốn lặn. Chân vịt sẽ giúp bạn bơi lội dễ dàng hơn khi ở dưới nước, từ đó tiết kiệm năng lượng cho hành trình bơi của bạn. Vì vậy, bước một trước khi học lặn, đó là học bơi.
2. Trang bị những kiến thức lặn biển
Có rất nhiều nguyên tắc phải được biết khi xuống nước mà bạn nên học. Một vấn đề thường thấy là không phải thợ lặn nào cũng có khả năng xoay sở trước những tình huống xấu dưới nước mà không phải trải qua bất kỳ sự đào tạo nào. Do vậy, trang bị những kiến thức nền tảng thông qua việc tham gia vào một khóa học lặn biển là điều nên làm ngay từ ngày đầu tiên. Những nguyên tắc chính xác sẽ xây dựng cho bạn một số kinh nghiệm rất hữu ích.
>> Đọc thêm: 5 bước mở cửa hàng kinh doanh đồ bơi bạn không nên bỏ qua
3. Trang bị kỹ năng chuyên môn
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng là điều không thể thiếu, nhất là đối với bộ môn có tính “thực hành cao” như lặn biển, bạn “bắt buộc” phải có những kỹ năng cơ bản trước khi xuống nước trong lúc đi lặn ở bất kỳ đâu. Và cách tốt nhất để học được những kỹ năng này là từ sự hệ thống hóa kiến thức và đào tạo chuyên môn bài bản của những trainer ở các khóa học lặn chất lượng hoặc từ những người có kinh nghiệm. Khoảng thời gian để bạn ôn tập và thực hành là lúc kỹ năng của bạn được hoàn thiện và nâng cao.
4. Thật chu đáo trong khâu chuẩn bị thiết bị
Bạn cũng cần nắm rõ những dụng cụ cần có khi đi lặn để có sự chuẩn bị nhất định. Trong những buổi đầu học lặn, bạn có thể chỉ cần chuẩn bị: một bộ đồ bơi, một chiếc kính bơi tốt, mũ trùm đầu, nút bịt tai và nếu có thể thì đôi chân vịt sẽ là lựa chọn cuối cùng nhưng hoàn hảo. Bạn cũng đừng quên ống thở - thiết bị giúp bạn có không khí khi ở dưới mặt nước nhé.
Khi bắt đầu nhập môn sau hơn với lặn, một bộ thiết bị lặn là thứ sống còn không thể thiếu khi bạn khi ở dưới nước. Kỹ năng, kiến thức có thể cải thiện và xoay sở nhưng thiết bị thì không cho phép bạn làm điều đó và bạn buộc cần có nó để khiến hành trình lặn của mình tuyệt vời hơn. Sau đó, hãy tập làm quen với thiết bị để nâng cao khả năng của bản thân. Đồng thời, đừng quên thường xuyên đến trung tâm dịch vụ về lặn để bảo hành thiết bị của mình, nhanh chóng phát hiện những vấn đề đang tồn tại ở sản phẩm của bạn.
5. Giữ cho tinh thần thật thư giãn
Chìa khóa để có thể tận hưởng tuyệt đối những thứ xung quanh trong khi lặn là sự đơn giản khi vận hành và một tinh thần thật thư giãn. Đừng lo sợ nếu bạn đã chuẩn bị 3 bước trên rất kỹ lưỡng. Lặn biển là lúc để trải nghiệm, tăng cường khả năng khám phá bởi vì bạn sẽ tìm ra rất nhiều vùng lặn khác nhau, gặp thêm nhiều bạn mới, có những cuộc phiêu lưu mới và khám phá thế giới mới. Tinh thần tươi mới ngay từ lúc đầu sẽ khiến bạn duy trì được cảm xúc hân hoan cho tới mãi về sau.
Nếu bạn đã trang bị đủ cho bản thân 5 điều trên thì bạn đã có thể tự chọn một chuyến lặn biển cùng bạn bè, người thân. Lặn biển chưa bao giờ ngừng thú vị và nó sẽ càng thú vị hơn nữa nếu được chuẩn bị tốt ngay từ những ngày đầu. Ngoài ra, bạn đừng quên cẩn thận trong khâu chọn lựa dụng cụ lặn biển để có một buổi đi lặn an toàn và thoải mái.
Hãy đến với Sportslink bởi chúng tôi hiện nay là một trong những đơn vị cung cấp thiế bị lặn biển uy tín hàng đầu tại Tp.HCM và nếu bạn có nhu cầu mua dụng cụ lặn biển, bạn có thể đến trực tiếp kho hàng của chúng tôi tại địa chỉ: 148 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM. Hoặc bạn có thể truy cập các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki,…tìm kiếm “dụng cụ lặn” và chọn nhà cung cấp Sportslink để tận hưởng ưu đãi từ các sàn nhé!
C. KỸ THUẬT LẶN CƠ BẢN
Sau khi đã có những bước chuẩn bị kỹ càng trước khi lặn, giờ đây bạn đã có thể tự tin bắt đầu khóa học về lặn rồi đấy. Và một trong những kỹ thuật lặn cơ bản là kỹ thuật nín thở dưới nước. Nếu bạn nín thở được càng lâu thì sẽ càng tốt và bạn có thể lặn được xa hơn.
Để có thể nín thở lâu, ta cần phải nắm được các phản xạ của cơ thể. Bên cạnh đó cần vượt qua giới hạn hay sự lo lắng của bản thân và kiểm soát được mình khi ở dưới môi trường nước. Dưới đây là một số kỹ thuật về lặn mà bạn cần học:
1. Luyện tập để có hơi thở tốt
Thở là hoạt động chứng minh sự tồn tại của việc sống còn. Vì vậy đây là việc mà chúng ta luôn làm mỗi ngày. Chúng ta có thể tập luyện một số bài tập về tim mạch như bới để có thể rèn luyện tốt cho hơi thở của mình. Bạn muốn nín thở được tốt thì đầu tiên bạn phải học cách thở trong môi trường khó khăn chẳng hạn như bơi.
Tuy nhiên khi tập luyện bơi lội hay lặn thì không như hít thở bình thường mà nó gần như là ngược lại. Khi bơi dưới nước thì bạn phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng cả mũi và miệng.
Bạn chỉ cần mở to miệng để lấy hơi sau đó thở ra bằng mũi. Bạn cứ tiếp tục thực hiện tuần tự như vậy để luyện tập cách thở. Sau đó bạn xuống nước để thực hiện kỹ thuật bạn đã học được. Ở dưới nước, nhịp thở phải đều thì mới bền sức và bơi lâu được. Bạn luyện tập như vậy thì hơi thở của bạn sẽ tốt hơn đồng thời bạn có thể nín thở ở dưới nước được lâu hơn.
>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm: Bộ kính bơi, nón bơi, túi rút, Bịt tai kẹp mũi trẻ em
2. Kỹ thuật lặn dưới biển
Bình thường thì mỗi người có thể nín thở khoảng 2 đến 3 phút. Tuy nhiên, với việc tập luyện một số bài tập để rèn luyện rồi thì khả năng nín thở sẽ lớn hơn. Khi lặn xuống, bạn cần phải cố gắng thở ra hết không khí trong phổi và loại trừ hết tất cả những căng thẳng trong người mình. Khi bạn đã có thể duy trì trạng thái nổi của mình, bạn có thể di chuyển ở dưới nước một cách dễ dàng.
3. Kỹ thuật lặn và làm nổi cơ thể
Kỹ thuật lặn cơ bản và quan trọng là đạt được trạng thái không trọng lượng hoàn hảo. Điều này có nghĩa là bạn kiểm soát được độ nổi của bạn và có thể tiến theo bất kỳ hướng nào mà bạn muốn. Điều kiện để bạn có thể học lặn là các bạn có thể bơi được 200m. Bạn không cần phải quá giỏi mà bạn chỉ cần tự tin khi ở dưới nước là được.
4. Kỹ thuật lặn cơ bản
Lặn xuống nước bằng cách rướn ngược xuống phía dưới, nằm thẳng người và cắm thân trước xuống. Dùng động tác tay rẽ nước nhưng tay phải rẽ rộng hơn trong bơi ếch. Chân của các bạn phải đạp theo đúng moment mà các bạn muốn hướng tới.
Bạn có thể lựa chọn nhiều điểm học tập và luyện cách lặn dưới nước. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn các lớp học lặn bình khí để tập luyện. Một số điểm uy tín mà các bạn có thể chọn lựa như là học lặn ở Nha Trang hay học lặn ở TP HCM.
Khi tập luyện ở những điểm như thế này bạn có thể học lặn nhanh, an toàn và tốt hơn khi bạn tự tập luyện. Khi được tập luyện ở những nơi như thế này bạn sẽ học được từng chút, từng chút một. Bạn sẽ được thực hành dưới nước từ độ sâu từ 5 - 10 -18m. Khi bạn tập lặn, bạn sẽ thấy thật thú vị khi được ngắm nhìn đại dương.
Trên đây là những kỹ thuật lặn cơ bản mà Sportslink muốn gửi đến bạn. Lặn là hoạt động cần thiết và hữu ích đối với cuộc sống con người. Hy vọng các bạn sẽ nắm được những kỹ thuật cơ bản này để hoàn thiện khả năng lặn của mình nhé.
D. LẶN BIỂN NÊN CHỌN HÌNH THỨC NÀO
Sau khi đã thành thạo các kỹ năng lặn, chắc hẳn bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi lặn đầu tiên của mình rồi phải không nào? Thông thường, người ta chọn lặn ở biển để có thể tự do bơi cũng như ngắm nhìn cuộc sống của các sinh vật ở dưới nước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có hai kiểu lặn: Snorkeling và Diving. Vậy nên chọn kiểu lặn nào?
1. Kiểu lặn nào thì dễ hơn?
Cả lặn bình khí và lặn ống thở đều không thể so sánh một cách trực diện như vậy. Vì đối với từng người thì mỗi hoạt động nó có thể phù hợp với người này và ngược lại. Mỗi hoạt động đều có điểm thú vị của nó và ngay cả khi bạn học lặn bình khí và lặn ống thở
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực hiện lặn ống thở hoặc lặn bằng bình khí trước đó, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với việc lặn bằng ống thở trước. Bạn luôn có thể tiến tới lặn bình khí sau này. Nhưng nếu bạn là bất cứ ai như tôi, khi bạn phát hiện ra tình yêu dành cho thế giới dưới nước, bạn có thể sẽ tiếp tục lặn với ống thở, ngay cả khi bạn trở thành một thợ lặn lặn có trình độ.
Có một sự khác biệt khá lớn giữa việc học cách lặn với ống thở so với học cách lặn bình khí. Với ống thở bạn nổi trên mặt nước, với bề mặt thỉnh thoảng lặn dưới nước. Trong khi đó với lặn bình khí, bạn hoàn toàn đắm mình dưới nước trong suốt thời gian lặn.
Do đó, dễ dàng hơn nhiều để học cách lặn với ống thở và học cách lặn bình khí. Với suy nghĩ này, chúng ta hãy xem nơi và làm thế nào bạn có thể học cách lặn với ống thở và học cách lặn bình khí. Học cách lặn với ống thở có thể được thực hiện gần nơi bạn sống. Hoặc thay thế trên hoặc gần khu nghỉ mát của bạn khi bạn đang đi nghỉ. Còn đối với học lặn bình khí thì hãy tìm một trung tâm gần nhà bạn. Bạn sẽ được đào tạo tất cả các bước lặn ở đó giúp bạn tự tin hơn khi đi lặn biển.
2. Có nên tự học lặn một mình không ?
Không giống như học cách lặn với ống thở, bạn không thể và không phải tự học lặn. Nếu bạn đang cân nhắc tự học lặn biển, đừng – nên – làm – điều – đó – một mình. Lặn bằng bình khí cần được dạy bởi một người hướng dẫn có trình độ, vì nó được xếp vào loại môn thể thao nguy hiểm.
Nếu bạn không được dạy đúng cách, mọi thứ có thể đi sai. Bạn có thể gây hại cho chính mình, với kết quả tồi tệ nhất là thiếu hiểu biết về lặn biển và những nguy hiểm liên quan đến nó, dẫn đến cái chết. Khi bạn được đào tạo chính xác và nơi bạn thực hiện theo cách thực hành tốt nhất, tất cả các rủi ro liên quan đến lặn biển được giảm thiểu và mọi nguy hiểm liên quan là không đáng kể.
3. Sự khác nhau trong việc học giữa lặn với lặn với bình dưỡng khí?
Đi bơi không thể thiếu Chân vịt 55932 size L (41-45) (Xanh)
Sự khác biệt giữa hai hoạt động đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau để dạy hai kỹ năng. Lặn bằng bình khí đặt ra một nhu cầu lớn hơn trên cơ thể chúng ta và được coi là một môn thể thao mạo hiểm. Do đó, các cấp độ đào tạo cần thiết để học lặn biển nhiều hơn so với những cấp độ cần thiết để học lặn. An toàn được đặt lên hàng đầu trong việc dạy cả hai bộ kỹ năng. Tuy nhiên, đào tạo để trở thành một thợ lặn luôn cần một huấn luyện viên thợ lặn có trình độ chuyên nghiệp.
Những gì bạn cần học để lặn với ống thở so với những gì cần học cho lặn biển là khá khác nhau. Ví dụ, để có thể lặn biển, bạn phải có trình độ chuyên môn để làm điều đó. Để có được trình độ thợ lặn của bạn, bạn sẽ cần phải làm một bài kiểm tra. Ngoài ra, không có khả năng bạn sẽ có thể lặn từ một chiếc thuyền lặn, mà không cần hiển thị chứng chỉ trình độ thợ lặn của bạn. Tuy nhiên, không có kỳ thi hoặc trình độ như vậy là một yêu cầu của lặn.
Điều này có nghĩa là việc trở thành một người lặn dễ dàng hơn nhiều so với việc trở thành một thợ lặn. Nhưng điều này không thể ngăn bạn trở thành một thợ lặn. Bài kiểm tra rất dễ thực hiện, một khi bạn đã học được thông tin cần thiết để vượt qua và sau đó tất cả những gì bạn cần làm là xây dựng cuộc lặn của mình và tiếp tục lặn.
Như vậy, trước khi chọn kiểu lặn nào thì hãy xem mình phù hợp với kiểu lặn nào và tùy vào sở thích của mình để lựa chọn. Sau đó, để an toàn cho bản thân, bạn nên đến những trung tâm dạy lặn ở địa phương mình để có sự hướng dẫn từ những người chuyên nghiệp.
Trong trường hợp xung quanh nơi bạn sống không có địa điểm dạy lặn cho người mới, hãy chuẩn bị những dụng cụ lặn biển cần thiết và học lặn với người nhiều kinh nghiệm nhé. Và đừng quên chuẩn bị một chiếc máy ảnh hoặc máy quay để có thể ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của đại dương trong những chuyến phiêu lưu của mình nhé. Chúc các bạn có một buổi lặn thật tuyệt.
>> Tìm hiểu thêm video về Giày chạy bộ Goinglink Dream 1 Running GL1810 - Sportslink Channel