Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Mùa hè nóng nực là điều kiện hoàn hảo cho bạn khi xách balo lên và chuẩn bị hành trang cho một chuyến du lịch biển. Hiện nay, nhiều người không chỉ đến biển để xua tan cái nóng mà nơi đây còn là địa điểm lý tưởng cho bộ môn mới hình thành trong thời gian gần đây – lặn biển. 

Đây là bộ môn thể thao thám hiểm dưới nước, được những bạn trẻ thích khám phá, tìm hiểu đại dương. Môn thể thao này có hai hình thức, lặn có thiết bị hỗ trợ thở và lặn không có thiết bị hỗ trợ. 

Do rất mạo hiểm nên lặn biển không chỉ đòi hỏi thở đúng cách, còn luyện tập một sự tập trung sâu để điều khiển cơ thể trong các dòng nước bồng bềnh. Để có chuyến đi lặn biển đầy thú vị, bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cũng như dụng cụ lặn tốt và chất lượng nhé.

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Nội dung chính

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM TRƯỚC KHI LẶN BIỂN

B. NHỮNG PHỤ KIỆN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI LẶN 

 

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM TRƯỚC KHI LẶN BIỂN

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Lặn biển là bộ môn mạo hiểm nhưng chứa đựng những điều tuyệt vời trong hành trình khám phá đáy đại dương. Tuy vậy, đây cũng là bộ môn yêu cầu khắt khe khả năng của con người về kiến thức để bảo vệ bản thân cũng như những kiến thức của mình về đại dương huyền bí. Trước khi lặn biển, bạn cần quan tâm những vấn đề sau:

1. Đối tượng không nên lặn biển

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Không phải ai cũng có thể tham gia bộ môn mạo hiểm này. Để đảm bảo an toàn, những người bị huyết áp cao hoặc có tiền sử bị bệnh tim mạch không nên tham gia. Những người này không thể thích nghi được với sự thay đổi đột ngột của áp suất, nhiệt độ và không khí giữa trên bờ và dưới nước, dẫn đến việc họ có thể bị mất bình tĩnh hoặc quên lời dặn của huấn luyện viên.

Không thể bình tĩnh khi ở dưới nước là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộp, sặc nước, đau tai…gây nguy hiểm đến tính mạng của người tham gia. Vì vậy, những du khách bị huyết áp cao hay bị bệnh tim tuyệt đối không tham gia lặn biển cho dù bạn có yêu thích nó đến mấy nhé!

2. Theo dõi thời tiết

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Đừng bao giờ quên kiểm tra thời tiết trước khi bắt đầu lắn. Khi đi lặn, bạn chọn ngày nắng nóng hay ngày mát mẻ đều được, quan trọng là biển không động nghĩa là sóng không lớn, gió không nhiều. Một yếu tố khác quyết định để được một chuyến bơi lặn thú vị đó chính là nước phải trong.

Biển động có thể là nguyên nhân gây nên các sự cố không mong muốn. Do đó, bạn tuyệt đối không nên cố gắng lặn vào những ngày thời tiết như thế này để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho bản thân, dù bạn đã chuẩn bị cho buổi lặn này rất lâu rồi.

3. Trang bị kiến thức về bộ môn lặn

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Do đây là bộ môn có tính mạo hiểm cao nên lặn có rất nhiều nguyên tắc phải được biết khi xuống nước mà bạn nên học. Một vấn đề thường thấy là không phải thợ lặn nào cũng có khả năng xoay sở trước những tình huống xấu dưới nước mà không phải trải qua bất kỳ sự đào tạo nào.

Do vậy, trang bị những kiến thức nền tảng thông qua việc tham gia vào một khóa học lặn biển là điều nên làm ngay từ ngày đầu tiên. Những nguyên tắc chính xác sẽ xây dựng cho bạn một số kinh nghiệm rất hữu ích.

>> Đọc thêm: Mách bạn 4 lý do nên sở hữu một bộ đồ bơi dài tay

4. Phòng tránh một số sinh vật dưới nước

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Mục đích của lặn chính là ngắm sự sống dưới nước như:  các rặng san hô cùng các loại cá và sinh vật biển các loại. Một quang cảnh của thế giới đại dương đẹp lung linh, huyền bí. Tuy nhiên, đừng mải mê trước những cảnh đẹp này mà bạn vô tình hay cố ý tiếp xúc một số sinh vật biển có thể có độc tố gây nguy hiểm cho mình, dưới đây là một số sinh vật biển mà người lặn gần bờ hay gặp phải:

- Sứa biển: Có rất nhiều loại sứa, có loại có độc tố có loại không. Tuy nhiên, thay vì dành thời gian nghiên cứu về độc tố của nó, tốt nhất khi gặp chúng thì chỉ quan sát không nên tiếp xúc nhé.

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

- Cầu gai: Cầu gai là một sinh vật sống bám trên các tảng đá và các rặng san hô dưới nước. Loài vật này ít di chuyển. Do đó, người lặn có thể đạp phải chúng một cách vô tình trong quá trình lặn. Có nhiều loại cầu gai, có loại gai dài, có loại gai ngắn, hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng cầu gai thường có là hình tròn, có gai và có thể gây đau đớn nếu như bạn cố tình cầm nắm chúng.

- Cá Mao: Cá mao là một loại cá có màu sắc sặc sỡ, có vi là những chiếc gai dài chúng có độc tố rất mạnh có thể gây tê buốt, khó thở thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không may đụng phải chúng. Loài cá này thường ẩn mình trong các rặng san hô, trong các hang, kẻ đá, san hô nên khi gặp chúng, bạn chỉ ngắm vẻ đẹp của nó tuyệt đối không nên đụng vào nhé

5. Luôn lặn gần tàu, cano của mình

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Có nhiều trường hợp vì mải mê ngắm san hô hay săn bắn cá, mà vô tình bơi, lặn ra xa nơi đậu của phương tiện tàu thuyền. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi bạn có thể gặp nguy hiểm.

Vì khi bơi lặn gần nơi tàu neo đậu, trên tàu có người quan sát lỡ có sự cố gì thì họ sẽ hỗ trợ cho bạn kịp thời. Một yếu tố khác khi bơi lặn ra xa nơi neo đậu phương tiện đưa đi lặn biển bạn có thể gặp nguy hiểm bởi các phương tiện ghe, tàu qua lại, cũng có thể bạn gặp phải dòng nước chảy,  sẽ cuốn bạn đi xa. Ngoài ra, có thể trong một vài trường hợp không may, bạn hoàn toàn có thể gặp phải những sinh vật biển hung dữ đấy!

6. Chuẩn bị tâm lý thật tốt

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Đối với những người lần đầu hay dù đã là thợ lặn chuyên nghiệp, tâm lý hồi hộp, phấn khởi, thậm chí là lo lắng cũng thường xuyên xảy ra. Chìa khóa để có thể tận hưởng tuyệt đối những thứ xung quanh trong khi lặn là sự đơn giản khi vận hành và một tinh thần thật thư giãn.

Nếu là người mới, đừng quá lo sợ khi đã có những bước chuẩn bị cần thiết. Hãy nhớ rằng, lặn biển là lúc để trải nghiệm, tăng cường khả năng khám phá bởi vì bạn sẽ tìm ra rất nhiều vùng lặn khác nhau, gặp thêm nhiều bạn mới, có những cuộc phiêu lưu mới và khám phá thế giới mới. 

Thậm chí ngay cả khi đã có nhiều cuộc phiêu lưu dưới biển, hãy luôn giữ tinh thần tươi mới bởi không loài vật nào ở yên một chỗ, bạn sẽ luôn nhìn thấy điều mới lạ, từ đó duy trì được cảm xúc hân hoan cho tới mãi về sau.

7. Những chú ý khác khi lặn biển

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

– Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của hướng dẫn viên địa phương khi lặn biển.

– Trong quá trình lặn biển sẽ phải dùng sức. Nên cần tránh những lưu ý sau:

– Không lặn khi cơ thể đang yếu.

– Không lặn biển khi bạn ăn quá no, hoặc quá đói.

– Không lặn biển khi bạn đang trong tâm trạng không tốt.

– Không lặn biển sau khi uống rượu ( Sẽ gây biến chứng nguy hiểm khi áp suất thay đổi).

Trên đây là một số quy tắc giúp bạn an toàn khi tham gia lặn biển. Đây là một môn thể thao tuyệt vời và sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu nó luôn đem đến những điều mới lạ cho người lặn.

>> Xem thêm bài viết: Top 4 thương hiệu mũ bơi làm xiêu lòng các chàng trai

B. NHỮNG PHỤ KIỆN CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI LẶN 

Để buổi lặn của bạn diễn ra thật hoàn hảo và trọn vẹn, bạn không chỉ cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi lặn mà còn phải chuẩn bị phụ kiện lặn tốt và an toàn nữa đấy. Dưới đây là một số phụ kiện mà bạn cần phải có.

1. Áo phao lặn

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Áo phao lặn được dùng để nổi người khi xuống nước, mặt khác áo phao các tác dụng khác như chống va đập, trầy xước khi sóng đập vào đá, san hô. Áo phao được thiết kế thường dùng những màu sắc nổi, sáng có thể phát hiện từ xa nhằm thuận lợi cho công việc cứu hộ. Chọn áo phao ngoài phù hợp với kích thước còn chú ý đến vấn đề cân nặng của mỗi người.

2.Mắt kính lặn biển

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Mắt kính lặn được dùng để quan sát dưới nước, giúp người lặn có thể nhìn thấy rõ cảnh vật phía dưới. Mắt kính tốt là mắt kính có tầm quan sát rộng, nhìn tốt hơn, lớp su mềm, lặn sâu không vô nước, lâu bị biến chất. Bạn nên chọn loại mắt kính có mặt kính trong, chống va đập tốt.

3.Chân vịt

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

>> Click để xem thêm về sản phẩm: Chân vịt Intex 55931 size L (41-45) - Xanh

Chân vịt là phụ kiện quan trọng khi đi lặn. Chân vịt sẽ giống như một động cơ cho cơ thể, giúp bạn bơi nhanh hơn,xa hơn khi ở dưới nước một cách thật nhịp nhàng và uyển chuyển. Sở dĩ bạn cần chân vịt vì trong quá trình lặn, nước sẽ gây áp lực đến cơ thể bạn. Nếu bơi không kèm chân vịt, bạn sẽ dễ dàng mất sức hơn.

Khi mua sản phẩm này, bạn nên chọn chân vịt cho vừa vặn chân,không nên chật hay lỏng quá. Nếu chân vịt chật quá sẽ gây đau chân còn nếu rộng quá thì có thể bị tụt, mỏi chân. Một bộ chân vịt tốt là chân vịt phải có độ dẻo tốt, bền, lực rẽ nước nhiều, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

4. Đồ lặn biển

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua 

Đừng bao giờ lặn mà không có một bộ đồ lặn biển chuyên dụng. Đồ lặn biển không chỉ khiến bạn high-fashion và trở nên chuyên nghiệp hơn mà nó còn có tác dụng giữ ấm và bảo vệ cơ thể khỏi bị trầy xước khi bị va đập hay vết cắn của sinh vật biển. 

Lựa chọn bộ đồ lặn sao cho vừa vặn, không rộng quá nước sẽ lồng hết vào và lưu thông sẽ làm cơ thể mau mất nhiệt.Còn nếu chật quá sẽ khó thao tác và máu khó lưu thông đấy. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại đồ lặn biển:

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

- Bộ đồ lặn sát người (body suit): Thường làm bằng nilon. Bộ đồ này bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi bị trầy xước nhưng cách nhiệt rất kém nên chỉ mặc ở vùng nước ấm. Ngoài ra nó cũng giúp chống nắng khi bạn lên khỏi mặt nước.

- Bộ đồ lặn ướt (wet suit):Đây là loại thông dụng, Có nhiều mẫu mã và độ dày khác nhau nên bộ đồ lặn ướt có khả năng cách nhiệt thích hợp cả ở nước lạnh 10 độ C và nước ấm 30 độ C.

- Bộ đồ lặn khô (dry suit):Bộ đồ lặn khô cách ly bạn với nước làm cho bạn khô ráo. Nó là loại đồ lặn ấm nhất, chỉ dùng để lặn dưới môi trường nước lạnh dưới 10 độ C.

Tùy từng nơi bạn chuẩn bị đi và nhu cầu cá nhân, hãy lựa chọn bộ đồ phù hợp với điều kiện thời tiết và số đo cơ thể nhé

5. Ống thở lặn biển

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

>> Xem thêm sản phẩm: Bộ kính lặn ống thở Swim Mask

Bạn chỉ có thể nhịn thở tối đa 5 phút thôi. Do đó, ống thở lặn biển là phụ kiện đắc lực khi bạn đang đi lặn. Ống thở được sử dụng để thở khi bạn nằm sấp trên mặt nước mà không phải ngẩng đầu lên. Lần đầu dùng trước khi lặn xuống nên mang ổng thở vào và cúi mặt xuống nước thở đều.

Khi đã quen dần rồi muốn lặn thì bạn bắt đầu nín hơi và lặn xuống nhé. Trong khi lặn, bạn không được hít vào bằng miệng vì trong ống hiện đang chứa đầy nước nếu không sẽ bị sặc ngay vì uống nước. Dùng được ống thở bạn sẽ rất thỏai mái và thích thú khi mái khi quan sát thế giới đại dương liên tục mà không cần phải cứ ngước lên, ngụp xuống nữa.

6.Dao lặn biển

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Dao lặn biển chủ yếu dùng để cắt, đào.. Tuyệt đối không được coi dao lặn biển là một vũ khí. Mục đích sử dụng dao trong khi lặn là khi lặn nếu bị vướng phải dây (có thể là cước câu, dây buộc tàu thuyền bị đứt hay vứt bỏ sót lại dưới biển) bị quấn vào chân và khó tháo hoặc không thể tháo ra được thì hãy sử dụng để cắt đứt sợi dây nhé.

7. Một số đồ lặn biển phụ

Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Ngoài những vật dụng cần thiết bên trên, bạn cũng có thể trang bị thêm cho bản thân một số phụ kiện khác nếu cần như: Bao tay, tất chân, mũ trùm đầu, đồng hồ đo áp suất, nhịp tim… Những dụng cụ này có chức năng giữ ấm và điều hòa nhiệt độ cơ thể hay kiểm tra cảnh báo sức khỏe bản thân trong những điều kiện cần thiết.

Ngoài ra, các phụ kiện cần có thêm nếu như bạn có ý định lặn sâu đó là: đồng hồ lặn biển, bình oxy, dây nối,… để đảm bảo an toàn cho bản thân mình nhé.

 Kinh nghiệm chọn dụng cụ lặn chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Trên đây là cuốn sách đầu lòng cho những bạn nào có ý định tham gia bộ môn lặn biển này. Đây là bộ môn mang đến cảm giác mới lạ, làm phong phú thêm cuộc sống đầy áp lực của con người. Tuy nhiên, khi tham gia bộ môn này, bạn cần có những kiến thức để đảm bảo an toàn cho bản thân và có một chuyến đi lặn hiệu quả.

Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị lặn biển, bạn có thể đến kho hàng của Sportslink để xem trực tiếp sản phẩm tại thông tin liên hệ vui lòng xem tại cuối trang website ạ. Hoặc bạn có thể đặt hàng online trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Tiki, Lazada, Shopee,... và tìm thảm tập yoga của nhà cung cấp SportsLink để được khuyến mãi giảm giá tặng kèm,.. và nhiều ưu đãi của các sàn nhé.

>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm Mặt nạ lặn biển full face trợ khí cao cấp - Sportslink Channel

Share to Facebook Share to Twitter Share to Google