Ưu, nhược điểm của các chất liệu sản xuất thảm tập yoga

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, chủng loại về thảm tập Yoga. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm thảm tập yoga đều được làm từ 3 chất liệu cơ bản, đó là: PVC (Polyvinyl Chloride), TPE (Thermoplastic Elastomer) và chất liệu cao su tự nhiên cùng PU (Polyurethane). Mỗi loại chất liệu này đều có ưu, nhược điểm riêng. Hãy cùng Sportslink tìm hiểu kỹ hơn về 3 chất liệu này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Ưu, nhược điểm của các chất liệu sản xuất thảm tập yoga

Mục lục

1. Chất liệu PVC

2. Chất liệu TPE

3. Chất liệu cao su tự nhiên kết hợp với PU

 

 

1. Chất liệu PVC

Ưu, nhược điểm của các chất liệu sản xuất thảm tập yoga

>> Xem thêm: Thảm tập yoga Relax PVC 6mm

Với nguồn gốc nguyên liệu đầu vào khá rẻ nên thảm tập Yoga sử dụng chất liệu PVC hiện nay đang chiếm đa số trên thị trường, chỉ sau thảm tập có chất liệu TPE.

Tuy nhiên, loại thảm được làm từ chất liệu PVC thường có chất lượng thảm không đồng đều và không giữ được sự ổn định và thường có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhà sản xuất. Ngoài ra, chính vì giá thành rẻ nên tuổi thọ của loại thảm này không tới 1 năm. Sau thời gian này, thảm sẽ mất đi đặc tính ban đầu, độ đàn hồi kém, trơn trượt cao, gây khó khăn cho người sử dụng.

2. Chất liệu TPE

Ưu, nhược điểm của các chất liệu sản xuất thảm tập yoga

>> Xem thêm: Thảm tập yoga Pro-Care định tuyến TPE 2 lớp 6mm

TPE là một loại nhựa dẻo cao cấp, có khả năng chịu lựa chịu nhiệt cực tốt, lên đến 120 độ C và thấp nhất là -50 độ C. Khi ở nhiệt độ cao loại nhựa này có thể được xem như cao su lưu hóa. Do đó, bạn sẽ không cần lo lắng về sự co giãn khi thay đổi môi trường nhé.

Để gia công nhựa TPE, các nhà sản xuất đã tiến hành thực hiện theo quy trình ép khuôn ở nhiệt độ cao, và nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại nên quá trình chế tạo ra vật liệu TPE cũng đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường hơn so với những loại vật liệu khác. Ngoài ra, khi mua thảm tập yoga, bạn cần phân biệt thảm TPE 1 lớp và TPE 2 lớp.  Thảm 2 lớp sẽ có giá thành cao hơn thảm 1 lớp và có độ bám dính, khả năng chống trơn trượt cao hơn.

3. Chất liệu cao su tự nhiên kết hợp với PU

Ưu, nhược điểm của các chất liệu sản xuất thảm tập yoga

>> Xem thêm: Thảm tập yoga định tuyến PU Liforme Happiness

Trong 3 chất liệu trên, thảm sử dụng chất liệu này thường là thảm tập yoga cao cấp với giá thành nhỉnh hơn nhiều. Chất liệu cho khả năng bám dính cực kỳ tốt, ngay cả khi người tập luyện đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, thảm cũng có độ bền và tuổi thọ cao hơn hẳn, lên tới 4 năm. Có một số loại thảm cao cấp hơn có thể cho tuổi thọ lên đến 10 năm.

Tuy vậy, thảm này gặp phải một vài nhược điểm như giá thành cao, không phải là lựa chọn phù hợp với những người có thu nhập thấp. Ngoài ra, quá trình sử dụng, bảo quản sản phẩm cũng khó khăn hơn đấy!

Như vậy, tùy từng giá tiền, nhu cầu và mong muốn của bản thân, hãy lựa chọn loại thảm tập yoga có chất liệu phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Share to Facebook Share to Twitter Share to Google