4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Yoga là một phương pháp cải thiện sức khỏe, tinh thần tuyệt vời. Đây cũng là loại hình thể dục được nhiều người tin tưởng và lựa chọn nhất. Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn Yoga để cải thiện body cũng như thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều bài viết,video hướng dẫn các động tác Yoga từ khó đến dễ. Tuy vậy, những thông tin về Yoga quan trọng lại thường bị phớt lờ, khiến người tập bị mơ hồ về môn thể dục này. Dưới đây là toàn bộ thông tin từ A đến Z về Yoga để bạn hiểu sâu hơn nhé!

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Nội dung chính

1. Yoga là gì?

2. Những lợi ích khi tập Yoga

2.1 Sau vài buổi

2.2 Sau một vài tháng

2.3 Sau vài năm

3. Những lưu ý cần biết khi tập Yoga không phải Yogis nào cũng nhớ

3.1 Những nguyên tắc chung cho người tập Yoga

3.2 Lựa chọn không gian – thời gian tập Yoga tốt nhất

3.3 Chế độ tập

3.4 Có nên cho trẻ em tập Yoga?

3.5 Hướng dẫn cách hít thở đúng khi tập Yoga

3.6 Khởi động kỹ trước khi tập

3.7 Có nên tập Yoga khi đói bụng?

3.8 Ăn uống đúng cách khi tập Yoga

4. Những vật dụng cần thiết khi tập Yoga

4.1 Thảm tập Yoga

4.2 Quần áo tập Yoga

 

 

1. Yoga là gì?

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm trước. Người ta thường cho rằng tập yoga là tập những động tác, tư thế uốn éo kỳ lạ. Nhưng thật ra, yoga bao gồm các bài tập giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tình cảm và cả tâm linh của người tập. Đây là một lựa chọn thú vị cho những người mới bắt đầu cũng như những ai luyện tập thể dục thường xuyên.

Từ “yoga” có nguồn gốc từ chữ “yuj” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “thêm”, “tham gia”, “đoàn kết”, hoặc “đính kèm”. Bộ môn này được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng tâm trí và cơ thể là một. Khi tập, bạn cần kết hợp các kỹ thuật thở, tư thế yoga (còn gọi là asana) và ngồi thiền. 

Để thực hiện được điều này, bạn cần phải có kỷ luật và phải luyện tập để thống nhất cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Nhiều người tập tin rằng bộ môn này có thể thay đổi thế giới quan, giúp bình tâm và giảm căng thẳng, nhờ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Xem thêm sản phẩm: Thảm tập yoga định tuyến PU Liforme White Magic 4.2 mm

2. Những lợi ích khi tập Yoga

Cho dù bạn mới tập yoga được vài buổi, vài tháng hay vài năm thì vẫn nhận được những lợi ích thiết thực cho sức khỏe của mình. Càng tập Yoga về lâu dài, bạn càng cảm thấy mình khỏe mạnh hơn. Bạn có thể cảm nhận một số dấu hiệu về sức khỏe sau khi tập Yoga theo lộ trình sau đây:

2.1 Sau vài buổi

- Cải thiện chức năng não: Chỉ cần 20 phút tập Hatha yoga mỗi ngày bạn đã có thể cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường sự tập trung và trí nhớ để làm việc, học tập. Trong một nghiên cứu trường Đại học Illinois (Mỹ), những người tham gia nghiên cứu có tập 20 phút yoga thường làm tốt các bài kiểm tra liên quan đến chức năng não hơn so với người tập tập thể dục aerobic trong 20 phút.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Giảm căng thẳng: Tập yoga có thể làm giảm hoạt động của các protein dễ gây viêm trong cơ thể, nhờ đó sẽ giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Kết quả này đã được các nhà nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) công bố năm ngoái.

- Làm thay đổi biểu hiện gen: Một nghiên cứu của Na Uy cho rằng tập yoga có thể đem đến khả năng làm thay đổi biểu hiện gen trong các tế bào miễn dịch.

Xem thêm: 4 bài tập tại nhà dành cho nữ

- Tăng tính linh hoạt: Một nghiên cứu Đại học bang Colorado (Mỹ) gần đây cho thấy tập Bikram yoga (một hình thức yoga với một loạt các tư thế được thực hiện trong 90 phút tại một căn phòng nóng) sẽ có tác dụng giúp vai, lưng dưới và gân kheo linh hoạt, đồng thời giảm mỡ trong cơ thể...

2.2 Sau một vài tháng

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Ổn định huyết áp: Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) phát hiện ra rằng những người tập yoga sẽ có huyết áp ổn định hơn những người tham gia các hoạt động thể dục khác như đi bộ, nâng tạ...

- Cải thiện phổi: Một nghiên cứu của Đại học Ball State (Ấn Độ) thấy rằng tập Hatha yoga trong vòng 15 tuần có thể làm tăng đáng kể chức năng của phổi.

- Cải thiện chức năng tình dục: Một nghiên cứu của Đại học Harvard thực hiện năm 2009 được công bố trong Tạp chí Y học tình dục cho thấy rằng tập yoga có thể làm tăng hưng phấn, ham muốn, cực khoái và thỏa mãn tình dục cho phụ nữ nói chung . Yoga cũng có thể cải thiện cuộc sống tình dục của phụ nữ bằng cách giúp họ trở nên quen thuộc với các cơ quan trong cơ thể mình.

- Giảm đau cổ mãn tính: Một nghiên cứu của Đức được công bố trên tạp chí Pain cho thấy tập luyện yoga Iyengar (một loại Hatha yoga có kết hợp sử dụng các đạo cụ) trong 4 tuần sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ đau cổ mãn tính ở người lớn.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Giảm lo lắng: Một nghiên cứu Đại học Boston năm 2010 cho thấy rằng tập yoga trong 12 tuần có thể giúp giảm bớt lo lắng vì nó làm gia tăng gamma-aminobutyric (GABA) trong não (lượng GABA trong não thấp có liên quan với rối loạn trầm cảm và lo âu).

- Giảm đau lưng mãn tính: Các nhà nghiên cứu tại Đại học West Virginia (Mỹ) nhận thấy rằng tập Iyengar Yoga có hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện tâm trạng cho những người có vấn đề về lưng, ví dụ như bị những cơn đau mãn tính.

- Ổn định mức đường huyết với bệnh nhân tiểu đường: Những bệnh nhân bị tiểu đường nếu tập yoga lâu dài có thể giúp lượng đường trong máu ổn định, theo một nghiên cứu Chăm sóc bệnh tiểu đường năm 2011 được công bố trên Reuters.

- Cải thiện cảm giác thăng bằng: Thực hành một chương trình yoga Iyengar có thể giúp cải thiện khả năng giữ cân bằng và giúp ngăn ngừa té ngã ở phụ nữ trên 65 tuổi, theo một nghiên cứu Đại học Temple (Mỹ) năm 2008.

Xem thêm: 5 bài tập Yoga tại nhà dễ tập, tốt sức khoẻ

2.3 Sau vài năm

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Xương chắc khỏe: Một nghiên cứu năm 2009 được thực hiện bởi Tiến sĩ Loren Fishman, công bố trên tạp chí Huffington Post, cho thấy tập yoga có thể cải thiện mật độ xương ở những người lớn tuổi.

- Giữ trọng lượng khỏe mạnh: Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) tìm thấy mối liên quan giữa tập yoga thường xuyên và khả năng giảm trọng lượng - hoặc ít nhất là duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Như là một phần của một lối sống lành mạnh, tập yoga có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, cholesterol và đường trong máu, theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm của trường Đại học Y tế Harvard.

3. Những lưu ý cần biết khi tập Yoga không phải Yogis nào cũng nhớ

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Khi tập yoga, có rất nhiều người không biết những nguyên tắc cơ bản nhất, đặc biệt là đối với những người mới tập. Đó chính là điều rất nguy hiểm vì nó không chỉ khiến việc tập luyện bị gián đoạn mà nó còn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, đôi khi nó còn mang lại cho bạn những chấn thương. Chính vì vậy, chúng tôi viết bài này với hy vọng những nguyên tắc cần biết khi tập yoga có thể giúp ích cho bạn để mang lại hiệu quả tốt nhất:

3.1 Những nguyên tắc chung cho người tập Yoga

- Khi tập luyện yoga đối với những người mới, cần có sự chỉ dẫn, tư vấn của những huấn luyện viên chuyên nghiệp để tránh gặp các sự cố nguy hiểm trong quá trình tập.

- Trước khi tập luyện, bạn nên tắm hoặc rửa mặt, mũi, tay, chân,… sạch sẽ.

- Đối với phụ nữ khi đang mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc sau khi sinh, chỉ nên tập những bài tập được thiết kế chuyên biệt, không nên thực hiện các bài tập nặng. Hoặc nếu đang bị bệnh, bạn cần nhờ sự tư vấn của huấn luyện viên để chọn những tư thế và bài tập phù hợp

- Thời gian tập tốt nhất cho mỗi buổi tập là 90 phút, mỗi buổi tập không quá 07 asana. Phải có thời gian thư giãn giữa các asana.

- Sau khi tập luyện, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với nước ít nhất là 10 phút sau khi tập yoga

- Ngay sau khi thực hiện xong bài tập, nếu bạn phải ra ngoài trong khi nhiệt độ cơ thể chưa xuống mức bình thường, hoặc nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài thì cần mặc quần dài – áo khoác cẩn thận. Hãy hít sâu vào khi trong phòng và thở ra lúc bước ra ngoài, làm như vậy để tránh được cảm lạnh.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Đối với người bệnh: Đây là câu hỏi nhiều người vẫn hay đặt ra khi bị bệnh. Thực tế thì người bệnh vẫn có thể tập Yoga nhưng cần cẩn thận dựa trên sự tư vấn của huấn luyện viên và bác sĩ. Do mỗi người có cơ địa và khả năng khác nhau nên bài tập cũng không thể giống nhau, ví dụ, tư thế cây nến sẽ không phù hợp với những người bị đau lưng, mắc bệnh về tim mạch hay huyết áp, đau đầu. Khi bị bệnh, bạn chỉ tập khi cả 2 lỗ mũi đều thông, hít thở tốt.

- Đối với người mới tập: Với người mới tập, hoặc bạn đang tập những động tác mới. Chỉ nên tập từ từ chứ không nên cố gắng quá sẽ dễ gây đau đón. Nếu thấy các triệu chứng như: đau ngực, nhịp tim không đều, thở dốc hay chóng mặt thì cần phải ngưng tập.

- Đối với phụ nữ mang thai tập Yoga: Bạn cần lưu ý hết sức cẩn thận trong 3 tháng đầu, tốt nhất nên chỉ tập thở và tuyệt đối không thực hiện các động tác mạnh. Từ tháng thứ tư, các động tác có thể tập bình thường, nhưng cần cẩn thận với các động tác thăng bằng, tuyệt đối không chuyển động mạnh như nhảy hoặc bước dài. Thời gian tốt nhất để tập lại là 3 tháng sau khi sinh em bé.

3.2 Lựa chọn không gian – thời gian tập yoga tốt nhất

3.2.1 Không gian

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Khi lựa chọn không gian tập Yoga, bạn nên tập trên một không gian rộng rãi với một mặt phẳng có thể trải một tấm thảm tập yoga tốt, nằm thẳng lưng và vươn dài tay chân một cách thoải mái.

3.2.2 Thời gian

- Thời gian tập: Thời điểm tốt nhất để thực hiện những bài tập là vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc hoặc vào buổi chiều trước khi mặt trời lặn.

- Thời gian bài tập: Mỗi buổi tập kéo dài tối thiểu trong 15 phút, bạn cần có phần khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập. Nếu dưới 15 phút thì việc tập luyện không có tác dụng gì. Nếu tập quá lâu cũng làm các cơ bị đau nhức.

- Lưu ý thêm:

+ Nếu tập vào buổi sáng sẽ làm cơ bắp chúng ta dẻo dai hơn, tập vào buổi chiều sau khi đi làm về thì bạn nên chọn những bài tập thư giãn làm cơ thể thoải mái hơn sau một ngày lao động mệt nhọc.

+ Khi thực hiện bài tập vào buổi sáng, bạn nên tập thở trước khi tập động tác Yoga (asana). Còn khi tập vào buổi tối, nên tập động tác trước và tập thở sau từ 15 đến 30 phút sau đó.

3.3 Chế độ tập

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Điều này sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng người mà có thể lựa chọn, sắp xếp thời gian tập luyện sao cho phù hợp. Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, và huấn luyện viên yoga thì việc tập khoảng 3-4 buổi/tuần là ổn, và bạn cần duy trì lịch tập đều đặn.

Vì Yoga có tác dụng chậm, do đó, người tập muốn có hiệu quả cần phải chậm rãi, cẩn thận và thật sự chính xác trong từng động tác. Tập luyện cần bao gồm các bước sau: Thiền – Khởi động – Tập các asana – Xoa bóp và Thư giãn.

Bạn không được bỏ sót, hoặc nhảy các bước sau:

Bước 1:  Sơ thiền – Ngồi tĩnh tâm khoảng 3-5 phút để chuẩn bị bước vào buổi tập.

Bước 2:  Khởi động – Vận động làm nóng cơ bắp, dây chằng…

Bước 3:  Tập các tư thế, động tác yoga (asana)

Bước 4:  Xoa bóp – Xoa bóp các bộ phận của cơ thể sau khi tập asana

Bước 5:  Thư giãn – Nằm thư giãn toàn thân để cơ thể hấp thụ năng lượng và lấy lại cân bằng

Nếu bạn muốn việc tập luyện đạt hiệu quả tốt thì người tập cần có sự nhẫn nại, kiên trì và cố gắng thật nhiều.

Từ xa xưa thì các văn bản cổ của Yoga cũng có ghi lại rằng, việc tập luyện môn này không thể đạt hiệu quả với những người lười biếng. Mọi người tập luyện cần phải tâm niệm rằng, Yoga không phải là một trò chơi hay một trào lưu nhất thời mà nó cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc rèn luyện. Bạn nên nhìn vào bản thân mà lựa chọn, khi đã lựa chọn thì cần phải quyết tâm thực hiện nó cho tới cùng.

3.4 Có nên cho trẻ em tập Yoga?

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Việc tập luyện môn này là một quá trình rất khó khăn và khắt khe, từ việc luyện thở, luyện asana và luyện trí đều cầu chỉn chu. Người tập cần tập trung cao độ ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi trong một không gian tĩnh lặng.

Đối với trẻ em, bạn cần cho chúng chơi trò chơi, hoạt động và tập luyện những môn thể dục thể thao mang tính tranh đua, bạn cũng nên cho chúng tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội. Do bản tính của trẻ là tò mò và hiếu động, thích tìm hiểu, học hỏi nên bạn không nên ép các bé vào môi trường tính lặng của yoga, làm thế chúng sẽ bị thu hẹp môi trường sống và giảm khả năng tiếp xúc, tìm hiểu về kiến thức ở thế giới bên ngoài.

Nếu trẻ dưới 15 tuổi thì Yoga sẽ không thích hợp, nếu có tập thì bạn chỉ nên hướng dẫn các bé phương pháp thở và ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe tốt. Tuy nhiên, theo Sportslink, bạn nên để bé lựa chọn bài tập thể dục nào mà bé yêu thích nhất thay vì trói buộc con phải theo lựa chọn của mình. Bạn có thể tham khảo như: trượt Patin, chạy bộ, bóng rổ, đạp xe, bơi lội,…. Những bộ môn này cũng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất, tinh thần một cách tốt nhất.

3.5 Hướng dẫn cách hít thở đúng khi tập Yoga

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Rất nhiều người mắc sai lầm trong khi tập luyện môn yoga đó là thở không đúng cách, cụ thể là thở nhanh và ngắn, điều đó khiến cơ bắp căng thẳng, dễ gây choáng và tăng lượng oxit cacbon, làm cho máu bị dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút và giảm hiệu quả khi tập luyện.

Cách thở đúng: Bạn hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng. Hít sâu và thở dài để tăng lượng oxy, giảm được lượng oxit cacbon bơm vào máu và các múi cơ. Nhờ đó, bạn có thể thêm nhiều năng lượng giúp việc tập luyện được tốt hơn, hăng say hơn.

Các bài tập thở trong Yoga sẽ dạy chúng ta cách nạp năng lượng cho cơ thể và kiểm soát tinh thần bằng cách điều chỉnh khí trong người. Giúp ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, tập trung hơn và tăng nguồn năng lượng sống. Mỗi bài tập cũng sẽ có cách hít thở riêng, và bạn cần chú ý đến nó để đạt hiệu quả tốt hơn.

3.6 Khởi động kỹ trước khi tập

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Đối với môn Yoga, việc khởi động trước khi tập là rất quan trọng. Bạn cần dành khoảng 15 phút để thực hiện các bài khởi động, các động tác xoay các khớp căng cơ,…sẽ giúp các cơ giãn ra để có thể thích khi với các bài tập sau đó, giảm thiểu chấn thương. Khi các cơ giãn, trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, bạn sẽ cảm thấy dễ  dàng hơn trong việc thực hiện các asana khó. Nếu không khởi động, cơ gân chưa được giãn, còn cứng, cơ thể chưa được làm nóng lên thì khi tập chấn thương cơ, gân, xương là điều rất dễ xảy đến.

3.7 Có nên tập Yoga khi đói bụng?

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Theo tư vấn từ các các huấn luyện viên và những chuyên gia thì bạn không nên ăn trước khi tập 2 tiếng. Nhưng tốt nhất vẫn là khi bụng chưa có gì, vì vậy, thời điểm thích hợp nhất với Yoga là buổi sáng khi bạn vừa mới ngủ dậy.

Đối với những người huyết bị áp thấp, có thể tránh chóng mặt do đói bằng cách uống sữa hoặc trà trước khi tập. Sau khi tập Yoga xong, cần nghỉ nửa tiếng sau mới nên ăn uống.

3.8 Ăn uống đúng cách khi tập Yoga

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Bạn nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về khẩu phần ăn để việc tập luyện được tốt hơn. Thức ăn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và thể chất con người. Nếu ăn không đúng cách sẽ khiến đầu óc hoạt động không hiệu quả. Ăn uống đúng cách giúp chúng ta nuôi dưỡng cả cơ thể và tâm trí. Thức ăn phải giúp cơ thể nhẹ nhàng, mềm mại, làm yên bình tâm trí và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia về Yoga, bạn nên học cách cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình theo quy luật âm – dương. Bạn sử dụng các thực phẩm âm và thực phẩm dương để cân bằng lẫn nhau. 

Tránh việc có nhiều món âm hay nhiều món dương mà không có sự cân bằng thích đáng, như là thịt với chỉ các món âm. Một vài ví dụ về thực phẩm cân bằng thực phẩm là cốc loại (dương nhiều) và rau củ (âm nhiều),  Cá (dương nhiều) dọn cùng với chanh (âm nhiều); và rong biển (âm nhiều) được nấu với tương đậu nành (dương nhiều).

Tâm trí khi ăn uống:

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Luôn luôn biết quý trọng thức ăn. Bắt đầu mỗi bữa sáng bằng cách gửi lời cảm ơn đến chúng.

- Duy trì thái độ bình an trong suốt bữa ăn, quan sát tĩnh lặng khi bạn ở một mình. Khi ăn với gia đình và bạn bè cố gắng không tranh cãi hay bàn bạc những điều không thoải mái. Cuộc trò chuyện vui vẻ, thân mật có thể tạo nên bẩu không khí cân bằng và yêu thương, kích thích tiêu hóa thức ăn nhằm hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

- Không ăn khi bạn đang tức giận, nổi cáu. Hãy nghỉ ngơi một chút cho đến khi tâm trí điềm tĩnh trở lại và sau đó mới ăn. Chất độc tiết ra từ các tuyến và thâm nhập vào dòng máu khi bạn tức giận hay buồn chán.

- Không ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, điều này sẽ gây tổn hại cho dạ dày và dẫn đến tiêu hóa kém.

- Không ép mình phải ăn bất cứ thứ gì mình không thích nhưng cũng đừng ăn duy nhất những thứ mà mình thích nhất.

- Tránh những loại thức ăn trộn lẫn với nhau. Chúng làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn. Ăn uống đơn giản là tốt nhất.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Ăn ít nhất một món sống ( chưa qua chế biến) mỗi bữa ăn để giữ cho máu có tính kiềm.

- Cố gắng nhịn uống trong bữa ăn, nếu không nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, gây khó tiêu và gây ra chứng bệnh khác về dạ dày.

- Giữ cho miệng ngọt và sạch , đó là người gác cổng cho hệ tiêu hóa.

- Ăn chậm và thưởng thức hương vị của món ăn. Nhai kỹ, nhớ rằng sự tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Thức ăn khoái khẩu và nhai kỹ giúp kích thích tiết nước bọt và các dịch tiêu hóa khác.

- Ăn vừa phải, có chừng mực. Bí quyết để trở nên khỏa mạnh và hạnh phúc lầ luôn luôn cảm thấy đói một chút. Đừng cố mà nhồi nhét vào bao tử. Ăn quá nhiều gây cản trở tiêu hóa và phát triển, các cơ quan phải làm việc qua sức căng thẳng và có thể bị tổn thương dẫn đến bệnh tật.

- Những người háu ăn và thích hưởng lạc không bao giờ có thể đạt được thành công trong yoga. Bất cứ ai biết điều hòa lại việc ăn uống của mình đều có thể trở thành yogi. Để cho ½ dạ dày đầy thức ăn, ¼ nước và giữ cho ¼ còn lại là chỗ cho không khí.

- Cố gắng ăn càng ít thức ăn chế biến sẵn càng có thể.

- Ăn vào giờ cố định, cố gắng kiềm chế lại việc ăn giữa bữa. Nếu bạn không cảm thấy đói vào giờ ăn, hãy nhịn ăn cho bữa kế tiếp. Chỉ ăn khi nào cảm thấy thật sự đói. Thận trọng với cơn khát giả tạo. Chừng nào bụng có tiếng kêu thì mới ăn.

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

- Thức ăn tốt nhất khi được nấu vừa, không quá chín. Nấu quá chín làm mất đi giá trị dinh dưỡng và hương vị.

- Cố gắng đừng ăn quá thịnh soạn vào buổi tối. Vào thời gian này, đừng ăn cơm hay đậu vì chúng khiến khó tiêu và bạn sẽ khó thức để thức dậy vào buổi sáng. Nếu bạn quá đói, hãy ăn nhẹ, có thể là một ít trái cây.

- Ăn để sống, chứ đừng sống để mà ăn. Bạn cần thức ăn để duy trì nhiệt độ cơ thể, sản sinh ra tế bào và sửa chữa những hao mòn, hư tổn. Hãy đơn giản trong thói quen ăn uống. Người thực hành thiền định thường xuyên cần rất ít thức ăn.

- Dùng một ít chanh và mật ong vào buổi sáng cho sức khỏe và năng lượng và thanh lọc máu.

- Không thực hiện tư thế asana ngay sau bữa ăn. Cũng không nên làm việc (trí óc/ chân tay) thật cố gắng sau bữa ăn. Vào buổi sáng, khả năng thần kinh ở mức mạnh mẽ, tràn trề sinh lực nhất, dạ dày có thể thực hiện chức năng tốt, nếu trước khi ăn, chúng ta thực hiện vài bài tập nhẹ nhàng như đi bộ đến bến xe buýt trong trạng thái thoải mái, sảng khoái. Sau bữa ăn tối, không nên làm việc mà chỉ nên nghỉ ngơi. Khi đó sức lực của cơ thể ở mức thấp nhất và đừng nên bắt làm việc thêm nữa.

- Hãy thử ngồi trong tư thế Vajra ( ngồi trên gót chân với đầu gối và bàn chân áp vào sàn) trong khoảng 10’ sau bữa ăn, cách này làm hỗ trợ cho tiêu hóa.

- Đừng trở thành nô lệ cho thức ăn và đồ uống. Đừng quan trọng hóa chuyện ăn uống. Tiếp nhận những thức ăn đơn giản và tự nhiên. Nếu bạn suy nghĩ nhiều về thức ăn, việc này sẽ tạo ra ý thức cơ thể nhiều hơn.

- Thử nhịn ăn một ngày/ một tuần. Nhịn ăn để loại thải độc tố, đại tu bộ máy nội tạng và cho các cơ quan được nghỉ ngơi.

Những lưu ý khi tập Yoga này thật mới mẻ phải không nào? Bạn đã note lại chưa?

4. Những vật dụng cần thiết khi tập Yoga

Một số dụng cụ cần thiết khi tập Yoga mà bạn cần chuẩn bị:

4.1 Thảm tập yoga

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Cho dù là bạn tập tại nhà hay tới phòng tập có sẵn thảm thì bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một tấm thảm tập Yoga tốt và an toàn. Thảm tập Yoga là một công cụ hỗ trợ tối cần thiết để giúp bạn không bị đau khi tiếp xúc với sàn, không bị trơn trượt khi thực hành những tư thế khác nhau.

Có rất nhiều loại thảm tập yoga nhưng theo chúng tôi bạn hãy chọn thảm làm từ vật liệu TPE – đây là loại vật liệu an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, êm ái hơn nhiều so với thảm làm từ PVC. Ngoài ra, còn có thể cần thêm: khăn, dây tập, gối kê, ghế tập,…tùy vào các bài tập mà bạn đang luyện.

4.2 Quần áo tập yoga

4 điều không phải ai cũng biết về Yoga

Khi tập luyện môn yoga, bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo thật thoải mái để có thể di chuyển và hít thở dễ dàng. Lựa chọn chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và nhanh khô như polyester dri hoặc cotton pha polyester.

Bạn cũng nên chọn những bộ quần áo tập gym nữ – yoga có độ ôm vừa phải, vừa tôn dáng người mặc và không gây vướng víu, khó chịu nếu áo quá rộng hoặc quá ôm. Tránh chọn những chiếc áo rộng thùng thình, không chỉ gây khó khăn khi tập mà còn cản trở người huấn luyện theo dõi những động tác của bạn.

Bạn nên chọn cho mình một chiếc áo sát cánh ôm vừa phải, không bó sát người. Đối với các bạn nữ thì chúng ta cần mặc áo ngực thể thao vì nó  vô cùng quan trọng trong bất kỳ việc tập luyện nào, giúp bảo vệ vòng một và hỗ trợ người tập trong các động tác uốn dẻo, gập người.

Quần tập phù hợp với yoga là quần lửng hay quần short được xem là lựa chọn hợp lý, mùa đông nếu nhiệt độ quá lạnh có thể mặc quần dài legging hoặc jogger (phom ôm). Loại vải của quần không được quá trơn để bạn có thể giữ thăng bằng tốt trên một chân. Phần đáy quần nên có lớp vải đệm thêm để bảo đảm được độ chắc chắn cho trang phục.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách chọn quần áo tập Yoga qua bài viết: Trọn bộ bí quyết mua đồ tập yoga chuẩn và đẹp nhất 2020

Như vậy, Sportslink đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về Yoga mà không phải ai cũng biết thông qua bài viết này. Hi vọng bạn sẽ luôn tận hưởng những điều tuyệt vời trong hành trình chinh phục Yoga của mình nhé!

Xem thêm video về Thảm tập yoga Pro Care TPE siêu bám 5mm - Sportslink Channel

Share to Facebook Share to Twitter Share to Google