Bạn đã có danh sách cụ thể nào những thiết bị cần thiết cho balo đi phượt chống nước trong suốt hành trình chuyến đi của mình chưa? Nếu chưa thì hãy lập ra list danh sách ngay, và để thực hiện điều đó một cách dễ dàng hãy để Sportslink gợi ý cho bạn ngay bên dưới đây nha.
Nội dung chính
4. Trang phục và phụ kiện đi phượt
7. Các vật dụng khác cho chuyến đi
Đối với những ai mới tham gia cuộc thám hiểm và trải nghiệm thiên nhiên, kinh nghiệm của bạn gần như ở con số 0. Chính vì thế, chuẩn bị trước những chuyến trekking luôn là khâu khiến bất kỳ ai cũng đều lao tâm khổ tứ và cũng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của chuyến đi.
1. Balo đi phượt chống nước
Đối với những chuyến đi đường dài thì balo đi phượt chống nước là một vật dụng vô cùng quan trọng. Trong những chuyến đi này, mỗi người phải tự "vác" đồ dùng cá nhân của mình, cùng với một số dụng cụ chung như: lều, trại, thức ăn,… nên trọng lượng của một chiếc balo có thể lên đến 10kg hoặc hơn như thế.
Do đó, nếu chỉ dùng balo thông thường không có đai trợ lực thì việc mang vác hành lý sẽ vô cùng vất vả. Những chiếc balo thông thường hoàn toàn có thể khiến bạn dễ dàng bị đuối sức vì hầu hết trọng lượng của balo sẽ dồn lên phần vai chứ không phân đều ra.
Không có các ngăn để đồ tối ưu như balo đi phượt chống nước, sử dụng balo thường có thể khiến đồ đạc trong ba lô thì xộc xệch, tự do "bay nhảy". Điều này cũng sẽ gây ra lực tác động gián tiếp kéo người đeo lại.
Tuy vậy, đại đa số người đi Trekking lại không chuyên không hiểu hết cách sử dụng đúng ba lô leo núi như "vì sao ba lô cần được siết ép chặt vào lưng?", "vì sao cần siết đai cho đồ đạc nằm cố định, ko xộc xệch”. Khi bạn hiểu rõ tầm quan trọng của balo leo núi, bạn sẽ không chần chừ trong việc sắm một chiếc balo thật tốt.
Để tìm hiểu rõ thêm bạn cũng có thể đọc bài viết nên chọn balo đi phượt hay túi sách du lịch.
Ngoài ra, bạn nên chọn loại balo đi phượt chống nước bởi bạn sẽ không thể chắc chắn cả hành trình của mình có gặp phải trời mưa không hay những lúc trèo đèo, lội suối có bị ướt balo không. Do đó, một chiếc balo chống nước sẽ có tác dụng bảo vệ đồ dùng trong balo luôn được khô ráo.
Ngoài ra, bạn cũng nên uu tiên những dòng balo leo núi chuyên dụng có đai hông trợ lực và các đai hỗ trợ khác để việc mang vác hành lý đỡ vất vả hơn. Một balo leo núi chuyên dụng sẽ có nhiều ngăn linh động, dễ dàng trong việc sắp xếp đồ đạc và dễ tìm kiếm khi cần.
Về màu sắc của balo du lịch bạn nên chọn những màu sắc mà mình thích. Tuy nhiên, một option có thể không quan trọng lắm đối với đa số nhưng nếu bạn thuộc type người hay lo lắng hoặc "sợ chết" thì nên biết là màu sắc ba lô nên chọn loại có màu nổi bật với môi trường xung quanh (VD: Đi rừng thì không nên chọn màu rêu), để những người trong đoàn dễ dàng nhận ra nhau khi di chuyển, hoặc trong tình huống xấu gặp tai nạn, đi lạc thì cũng dễ được tìm thấy hơn.
2. Giày leo núi chuyên dụng
Xếp cùng tầm quan trọng với một chiếc balo đa năng chính là một đôi giày leo núi chuyên dụng. Có thể nói, chuyến trekking sắp tới của bạn có thành công hay không, có diễn ra thật thoải mái và không gặp bất cứ trở ngại nào hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc người bạn đồng hành – đôi giày leo núi.
Bạn thử tưởng tượng phải đi bộ trong một thời gian dài, ở điều kiện cheo leo, nhiều vật cản trở vì đường đồi núi không bằng phẳng như đường đồng bằng thì một đôi giày leo núi chuyên dụng loại tốt thực sự rất cần thiết.
Giày leo núi chuyên dụng có rất nhiều loại: Chống nước, thoát nước, lội suối, cổ cao, cổ lửng, cổ thấp, sandal,.. Tùy địa hình và kinh phí các bạn có thể lựa chọn đôi giày cho phù hợp, nhưng hãy ưu tiên chọn loại giày có khả năng chống nước nhé. Đồng thời, hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho phần đế giày nhé!
Một đôi giày Outdoor mà các phượt thủ hay chọn lựa thường có đế cao su cứng hơn giày thể thao, có các kiểu gai đế khác nhau để bám đường tốt hơn và khó bị mòn, hỏng trên đường đi.
Nếu bạn là người mới hoặc dân nghiệp dư trong loại hình du lịch khám phá này thì ngoài một chiếc balo đi phượt chống nước thì chuẩn bị 1 đôi giày phù hợp là việc rất cần thiết và quan trọng. Vì khi đi nhiều chân sẽ nở ra, hoặc khi đi xuống dốc mũi chân có xu hướng chúi xuống dưới.
Vì thế bạn nên chọn giày lớn hơn bình thường 0.5 đến 1 size, tránh trường hợp quá chật gây ma sát dẫn đến phồng rộp, nhẹ hơn thì tê chân khó chịu khi di chuyển. Phải lưu ý điều này vì có rất nhiều người rơi vào tình trạng rộp chân khi hành trình chỉ mới bắt đầu, và quãng đường tiếp theo thì như cực hình. À, đừng quên thủ sẵn vài đôi tất để thay khi cần thiết nhé.
Có một lưu ý nhỏ mà Sportslink cần bạn để tâm, đó là: bạn cần phải chuẩn bị giày trước khi đi một khoảng thời gian (1 tuần hoặc hơn là hợp lý) và tập đi trước với đôi giày mới cho quen cảm giác.
Tránh trường hợp vì phần đế giày và mũi giày cứng đi không quen dẫn đến đau chân, không thể đi tiếp được. Ngoài ra, trong thời gian này nếu phát hiện lỗi của giày hay có vấn đề gì đó không phù hợp thì còn có thể đổi trả với nơi bán, còn khi bạn đã đi xong hành trình đầy bùn đất rồi thì e rằng không có nơi nào nhận đổi trả nữa đâu.
Mách nhỏ: Ngoài chọn giày, bạn nên chọn cho mình một đôi dép gọn nhẹ để dùng khi dựng trại hoặc lúc nghỉ đêm. Chỉ cần một đôi dép thoải mái là được, hoặc nếu bạn đã dùng giày sandal thì có thể bỏ qua mục này. Bởi đi giày nhiều có thể khiến bạn bị bó buộc. Sử dụng dép khi dựng trại và nghỉ ngơi sẽ giúp thư giãn đôi chân của bạn hơn.
3. Lều, võng, túi ngủ
Sau một ngày hoạt động liên tục thì giấc ngủ là rất quan trọng để lấy lại sức chuẩn bị cho ngày tiếp theo. Một thống kê nhỏ để các bạn đừng quá thất vọng với đêm đầu tiên của mình với thiên nhiên.
Có đến hơn 90% người đi Trekking lần đầu không thể ngủ hoặc rất khó ngủ, 9% còn lại ngủ được nhưng giấc ngủ chập chờn, 1% còn lại thì có 0.5% là nói xạo mình ngủ ngon còn 0.5% thuộc type đặt đâu ngủ đó nên chuyện ngủ ngon không có gì phải thắc mắc cả.
Thật là không đúng với kỳ vọng chút nào đúng không? Không khí trong lành, không gian tĩnh lặng, cảnh đẹp hữu tình, âm thanh du dương, cơ thể thì đã mệt nhoài... Đáng lẽ phải là một giấc ngủ ngon mới đúng.
Nhưng không phải vậy, những thứ kể trên không giúp được gì mấy cho giấc ngủ của bạn, thay vào đó là cảm giác lạ lẫm (dân gian gọi là lạ giường lạ chiếu), bị nằm trên nền cứng lại còn gồ ghề khiến bạn có cảm giác bị lấn cấn cả đêm.
Tâm lý háo hức phấn khích khi được ngủ ngoài thiên nhiên khiến mắt cứ mở thao láo, thêm mấy âm thanh của rừng núi lúc đầu hôm thì thật là thú vị nhưng lúc ngủ thì thật là phiền phức,....
Tất cả những thứ đó có thể cho bạn một đêm thức trắng và chuyện đó hết sức bình thường, nhưng năng lượng của sự phấn khích và vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ tiếp cho bạn sức để vẫn có một buổi sáng sảng khoái và đi tiếp thôi, đừng quá căng thẳng vì ai cũng vậy mà.
Tuy nhiên vẫn có cách để bạn có thể ngủ được, đó là tạo sự thoải mái tối đa bằng cách trang bị dụng cụ cần thiết và tốt nhất cho giấc ngủ của bạn. Tùy địa hình dừng chân mà bạn cùng team của mình sẽ chọn ngủ lều hay võng.
Với những nơi địa hình bằng phẳng thì lều sẽ là sự lựa chọn đúng đắn, nhưng ở những nơi không mấy bằng phẳng thì võng lại là lựa chọn tối ưu hơn. Tuy nhiên khi dùng võng để ngủ thì bạn nên sử dụng kèm theo tấm tăng để tránh sương, tránh mưa gió nhé. Ngoài ra nên dùng túi ngủ để có cảm giác thoải mái nhất cũng như bảo vệ bạn khỏi côn trùng nhé.
Nếu xét về độ thoải mái giữa các combo: (Lều + túi ngủ) và (Võng + tăng + túi ngủ) thì nhiều dân phượt cho rằng, họ sẽ chọn lựa combo (võng + tăng + túi ngủ) để cho cảm giác thoải mái hơn nhiều vì nằm võng sẽ không bị cấn lưng như nằm sàn lều. Ngoài ra cảm giác gần gũi thiên nhiên hơn rất đáng để trải nghiệm.
*Ngoài ra, tips cho những bạn muốn ngủ lều nhưng vẫn thoải mái như võng thì hãy chuẩn bị thêm một tấm đệm hơi hoặc lót nằm chuyên dụng.
Bạn sẽ tận hưởng cảm giác thoải mái nhất có thể, tuy nhiên chi phí mua sắm trang bị sẽ đội lên và hành lý cũng nặng thêm. Do đó, hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất nhé. Các bạn cũng nên sử dụng balo đi phượt cho nam để set up được những thiết bị này nhé. Balo nữ sẽ hơi nhỏ và khó mang theo nhiều đô như balo dành cho nam giới.
4. Trang phục và phụ kiện đi phượt
Kinh nghiệm khi trekking leo núi đó là bạn nên chọn trang phục rộng và nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi cao và thoáng khí. Ví dụ về một số trang phục và phụ kiện: quần áo nhanh khô, áo thun hút mồ hôi tốt, nón rộng vành, khăn rằn, bao ống tay chống nắng, khăn đa năng, găng tay bám.
Ngoài ra, tùy thuộc vào địa hình và thời tiết nơi bạn trekking mà sẽ có những lạ chọn khác nhau. Cụ thể:
- Nếu nơi bạn sắp đi ẩm ướt thì nên mặc quần dài kết hợp bó ống quần hoặc xà cạp để chống vắt, côn trùng,.. Nên chuẩn bị thêm áo giữ nhiệt (như các loại áo lông cừu), áo khoác chống thấm khi đi những nơi lạnh, hoặc dùng buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp.
- Nếu thời tiết những ngày trong hành trình có khả năng mưa, bạn nên mang theo một áo mưa hiking chuyên dụng.
Một số combo hoàn hảo cho chuyến đi trekking thông thường như:
- Ban ngày + nơi không lạnh: Mũ, khăn rằn hoặc khăn đa năng, áo thun ( hoặc áo nhanh khô), bao ống tay chống nắng, găng tay bám, quần dài, xà cạp chống vắt (nếu cần).
- Ban ngày + nơi lạnh: Mũ, khăn rằn hoặc khăn đa năng, găng tay bám, áo giữ nhiệt, áo khoác chống thấm quần dài (có thể chọn quần chống thấm để giữ ấm), bó ống quần chống vắt (nếu cần).
- Ban đêm + nơi không lạnh: Quần dài hoặc quần short, áo thun, áo khoác gió giữ ấm.
Tất nhiên là đừng quên một chiếc balo đi phượt chống nước để có thể chứ những bộ đồ cần thiết cho bản thân đó nhé.
5. Lương thực, nước uống
Tiêu chí khi mang lương thực cho chuyến trekking của bất cứ ai đó là: mang vừa đủ. Chinh vì thế, bạn chỉ nên mang một khối lượng thức ăn nhất định và quan trọng. Đặc biệt, lương thực mang theo nên là những thứ có thể giúp bạn no lâu nhé.
Bạn có thể tham khảo một số lương thực thường thấy trong balo đi phượt chống nước của mọi người như: lương khô, mì gói, sandwich, xúc xích, giò chả, gạo, .. và đồ ăn tươi sống như: thịt gà, thịt heo.Trong đó, lương khô quân đội luôn là lựa chọn hàng đầu. Và đặc biệt, đừng quên mang nước uống!
Tùy vào đoạn đường đi, số ngày đi, thời tiết và khoảng cách đến nơi tiếp nước mà lượng nước mang theo ban đầu sẽ được cân nhắc cho phù hợp. Lượng nước vừa đủ cho một người đi Trekking là khoảng 2L/ngày, nếu bạn có khả năng điều tiết tốt lượng nước uống của mình thì mức tiêu thụ sẽ ít hơn nhưng hấp thụ tốt hơn.
Một trong những món đồ giúp cho khả năng uống nước điều tiết một cách thông minh là túi nước bỏ vào balo đi phượt cho nam. Với cá nhân tôi đây là món đồ không thể thiếu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị thêm dụng cụ lọc nước để lọc nước suối, nước hồ thành nước uống được. Một lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng túi nước thay vì bình nước, vì khi sử dụng túi nước sẽ tiết kiệm được nước, và túi nước cũng ít chiếm chỗ trong balo hơn.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một số loại nước uống bổ sung năng lượng như: Viên sủi cam, bột cam Tang, nước uống bù khoáng (VD: GU Energy Drink Mix),... để bổ sung vitamin C và khoáng chất, hoặc thức ăn bổ sung năng lượng nhanh như gel năng lượng, kẹo, socola.
6. Dụng cụ sinh tồn cần thiết
Trekking và đi phượt luôn là những cung đường dành cho những bạn trẻ đam mê khám phá điều mới lạ và thường là những nơi như rừng, núi. Đâu ai đảm bảo trong rừng an toàn phải không nào?
Bạn có thể dễ dàng bị những động vật có độc cắn, hay ăn phải một loại hoa quả bị dị ứng. Hoặc đơn giản, bạn bị trượt chân ngã. Do đó, đối với những ai đi phượt lần đầu và chưa đủ kinh nghiệm sinh tồn đều được khuyên nên thuê người dẫn đường, porter để tránh rủi ro.
Dưới đây là một số dụng cụ sinh tồn nên chuẩn bị:
- La bàn, bản đồ, GPS.
- Dụng cụ tạo ra lửa.
- Dụng cụ lọc nước.
- Dao, rựa, dụng cụ đa năng.
- Bộ sơ cứu y tế, sơ cứu rắn cắn.
- Còi, gương phản chiếu.
- 1 đoạn dây: Khá đa năng trong các chuyến đi leo núi, một ví dụ điển hình là để đảm bảo an toàn khi bạn qua suối.
7. Các vật dụng khác cho chuyến đi
- Đèn pin, sạc dự phòng, điện thoại, thiết bị ghi hình.
- Túi để đựng áo quần: Có thể sử dụng túi nilon hoặc túi khô (Dry bag).
- Áo mưa gọn nhẹ chuyên dụng.
- Thuốc chống côn trùng, chống muỗi, chống vắt.
- Băng hỗ trợ đầu gối, mắt cá chân, gậy leo núi. (Nếu cần)
- Khăn giấy, xẻng.
- Máy ảnh
8. Sức khỏe
Sau cùng, sức khỏe là điều quan trọng nhất cho mọi chuyến đi,kể cả khi đi du lịch nghỉ mát. Tuy nhiên, trekking đòi hỏi nhiều hơn thế. Bạn phải xác định là bạn sắp tham gia một chuyến “hành xác” đáng nhớ, bạn sẽ phải đi bộ hàng giờ, trên vai đem theo balo đi phượt cho nam có thể nặng lên đến hơn chục kg.
Do đó, bạn nên định phải chuẩn bị một thể lực và tinh thần tốt để có một chuyến đi thành công. Trước chuyến đi khoảng tầm 2-3 tuần, bạn cần dành thời gian để tập thể dục, nâng cao sức bền của bản thân.
Bạn sẽ không muốn mình bị tụt lại phía sau và trở thành nhân tố làm chậm trễ thời gian của cả đoàn đâu. Hình thức luyện tập thích hợp chính là chạy bộ, leo cầu thang.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo những hướng dẫn sinh tồn của những người đã đi trước, tìm hiểu về địa điểm sắp tới qua google, tracklog sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi sắp tới.
Đối với những bạn có cái nhìn nghệ thuật, bạn có thể tham khảo thêm một số góc chụp đẹp, cách sử dụng máy ảnh trong điều kiện khác nhau để lưu giữ kỷ niệm cho mình. Bạn có thể đem theo tripod để tự chụp cho cả đoàn hay gymbal để quay video chống rung đẹp hơn.
Chúc bạn có những chuyến đi thám hiểm thiên nhiên kỳ bí ngoài kia thật vui và thú vị, và đừng quên chuẩn bị đầy đủ từ balo đi phượt chống nước cho nam cho tới những trang thiết bị cần thiết nhất mà mình đã liệt kê bên trên để có một chuyến đi trọn vẹn nhất bạn nha.