Lý do bạn nên chọn Yoga tại nhà ?
Ắt hẳn rằng với đa phần nhiều người chọn luyện tập yoga sẽ bắt đầu ngay với suy nghĩ. Tới một trung tâm lộng lẫy, một lớp học có tiếng, những điểm tập yoga ngay tại nơi ở. Để bắt đầu hành trình chinh phục những giá trị, những ích lợi cho cuộc sống. Sự lựa chọn này là tốt và cũng hết sức tuyệt vời. Cho những người mới tham gia hay đã và đang tập luyện yoga. Tuy nhiên, còn một sự chọn lựa nữa mà có lẽ phần lớn mọi người chưa nghĩ tới đó chính là. Luyện tập yoga ngay tại chính căn hộ của mình sinh sống. Ở đây có những điểm mạnh khi mà bạn chọn hình thức tập luyện này.
- +Bạn có thể tập luyện theo chính phong cách mình muốn, theo lịch trình mình hoạch định sẵn.
- +Thoải mái tự do về không gian song hành với thời gian tập luyện.
- +Tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc phải chi trả cho các trung tâm Yoga.
- +Rèn luyện cho bạn sự tự tin, kỷ luật cũng như sự mạnh mẽ. Khi sẽ phải nhờ chính năng lực bản thân để tự mình luyện tập.
- +Đặc biệt nhất chính là bạn làm chủ được toàn bộ những gì bạn tập luyện. Cũng như có nền tảng kiến thức vững chắc hơn.
Tất cả là câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi tại sao nên chọn hình thức tự tập luyện yoga tại nhà. Nếu bạn thấy bản thân còn chưa đủ sự tự tin để bắt đầu với cách thức tập luyện này. Thì chúng ta hãy cũng tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nào.
Tự tập yoga tại nhà có được hay không ?
Không gì là không thể nếu như ta luôn tự mình cố gắng và cố gắng hơn nữa. Không có giai đoạn nào khó hơn là giai đoạn bắt đầu ở trong bất cứ lĩnh vực nào. Tự tập yoga tại nhà cũng vậy, sẽ là không thể làm được nếu như bản thân bạn bỏ cuộc và dừng lại. Nhưng chỉ cần cố gắng trau dồi từng chút một. Nhận ra giá trị của việc mình làm đi từ những bài học yoga cơ bản. Thì cam kết với bạn rằng thành quả và những lợi ích về sức khỏe tới với bạn chỉ là chuyện sớm muộn.
Chính vì vậy nếu bản thân có suy nghĩ tập yoga tại trung tâm sẽ là tốt hơn. Hay phải có những giảng viên theo kèm cặp thì mình mới làm được. Thì đó chính là những lầm tưởng vô cùng tai hại trong Yoga. Hãy mở rộng tầm nhìn bạn ra hơn, vì chỉ có chính năng lực và khả năng của bạn mới giúp bạn đi lên mà không phải dựa vào ai cả. Cái cốt lõi trong luyện tập yoga vẫn là sự tập trung và tinh thần bất khuất của bản thân. Vậy bây giờ chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm gì ? Để có một thực hành yoga vững chắc và chuẩn xác ngay tại nơi ở của mình.
Những hướng dẫn đầy đủ cho bạn tự tập yoga tại nhà
Để có một định hướng luyện tập đúng cách, bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu tổng quan về Yoga. Sau khi đã hình dung và định hình được thì lúc này bạn cần chuẩn bị một không gian luyện tập lí tưởng tại nhà của mình. Sau đó chính là trang bị cho mình những loại dụng cụ tập yoga phù hợp, tất nhiên quan trọng nhất vẫn là một tấm thảm tập yoga chất lượng( Tham khảo tại link: https://sportslink.vn/tham-tap-yoga-pc126968.html). Tiếp đến khi đã sẵn sàng cho không gian và công cụ để luyện tập, thì không thể bỏ qua đó chính là kiến thức và những bài học yoga cho người mới bắt đầu. Hãy xem và ghi nhớ, bạn có thể tìm hiểu và thấy nó ở sách, báo trên internet, youtube hay chính những người tập luyện yoga đi trước đó.
Tất cả mang đến cho bạn sự hiểu biết và kinh nghiệm trong luyện tập yoga. Từ đó bắt đầu mang vào và tự thiết kế cho mình một chuỗi bài tập đơn giản, những chuyển động đầu tiên căn bản ngay tại ngôi gia của mình. Dần dần bạn sẽ làm quen được với yoga ngay cả khi bản thân không cần ai kèm cặp. Cuối cùng đó chính là duy trì luôn tự tạo ra động lực và thúc đẩy bản thân. Rồi tận hưởng và cảm nhận những giá trị và lợi ích mà yoga mang tới. Dưới đây sẽ là những bài tập căn bản mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng vào lịch luyện tập yoga tại nhà của mình.
10 Bài tập yoga tại nhà căn bản nhưng hiệu quả tức thời
Những động tác dạy tập yoga tại nhà mà bạn không nên bỏ qua này vô cùng căn bản. Nhưng không thể phủ nhận được ích lợi mà nó mang tới. Ngoài ra, đây cũng được xem chuỗi động tác vô cùng đơn giản và phù hợp cho nữ. Mọi người dù ở bất cứ trình độ Yoga nào đều có thể vận dụng và làm theo.
1/ Tư thế trái núi
Khi nhắc đến tư thế đứng có thể nói, tư thế trái núi là một tư thế truyền thống và tiên phong đầu tiên. Cho nên dẫu là căn bản và đơn giản, những để làm đúng và đạt được tối đa lợi ích mà tư thế mang tới. Cũng cần những đòi hỏi trong việc rèn luyện và nắm rõ các bước căn bản để áp dụng.
Cách thực hiện: Mở đầu bạn đứng bằng hai chân có thể trên thảm, hay tại mặt sàn nơi bạn luyện tập. Nhấn chân xuống giữ cho hai chân khép lại. Hai tay duỗi sát mép quần, cảm nhận hai xương bả vai hướng về phía nhau đồng thời mở ngực. Sau đó bạn hít sâu và giữ cho tư thế từ 6 tới 10 nhịp thở.
Lợi ích: Cải thiện tư thế đứng hằng ngày nhờ vào việc lưu thông máu nhiều hơn, cho nhóm cơ đùi và khớp gối qua tư thế.
2/ Tư thế cái cây
Có tể bạn chưa biết, tư thế cái cây là động tác nâng cao trong chuỗi tư thế đứng mà bạn đã biết tới. Lần này các kĩ thuật thực hiện đã được nâng cấp lên, đòi hỏi bạn theo sát. Cững như thực hiện từng chuyển động của tư thế để đảm bảo được động tác được thực hành chuẩn xác nhất.
Cách thực hiện: Hai chân đứng rộng bằng vai trên thảm và trụ vững. Sau đó kéo chân phải lên mở đầu gối và khóa chân lại, đưa hai tay lên đầu. Đồng thời áp hai cánh tay vào vai, siết chặn bụng vào hít thở sâu. Mắt nhìn thẳng tập trung đồng thời thư giản tâm trí và thư giản gương mặt. Giữ tư thế trong 30 giây sau đó thoát thế, đổi chân và thực hiện tương tự.
Lợi ích: Điều trị đau thần kinh tọa đồng thằng tăng cường cơ bắp chân. Kéo theo đó là cải thiện sự tập trung và giúp cân bằng tâm trí cơ thể.
3/ Tư thế chiến binh I
Khi nhắc đến với tư thế chiến binh, thì chúng ta sẽ biết tới 3 tư thế vô cùng phổ biến và quan trọng. Mà hầu như mọi người khi mới bước vào Yoga đều được thực hành qua. Đây là tư thế chiến binh đầu tiên tương đối đơn giản và hoàn toàn có thế áp dụng ngay tại nhà.
Cách thực hiện: Đứng trên đầu thảm tập, bước chân trái hạ ra sau sao, siết chặt cơ đùi và cơ hông. Từ từ khụy gối phái về phía trước vuông góc với mặt sàn. Sau đó kéo cơ bụng vào để vươn thắt lưng hướng lên trời, đồng thời vươn tay lên thả lỏng mặt. Nhìn một điểm cố định, giữ từ 3 tới 5 hơi thở hết khả năng của mình. Sau đó hít vào nâng người lên và thoát thế thực hiện bên còn lại.
Lợi ích: Kéo dài giúp cho phần tay và chân linh hoạt hơn, đồng thời cải thiện hô hấp. Bên cạnh đó là giúp cho lưng chắc khỏe tạo ra năng lượng cho cơ thể.
4/ Tư thế tam giác
Nhắc đến tư thế đứng thì đây là một tư thế tuyệt vời. Với tạo hình giống như tên gọi, làm cơ thể bạn như một hình tam giác. Để thực hiện tư thế an toàn và chính xác nhất nên thực hiện sau bữa ăn 4-5 tiếng.
Hướng dẫn thực hiện: Đứng trên sàn hoặc thảm, mở rộng hai chân khoảng 1 tới 1m2. Xoay chân trái sang bên trái, chân phải hơi xoay vào bên trong. Hít vào dang hai tay, thở ra vươn dài người bên trái từ từ ép người xuống tạo hình tam giác. Hít thở sâu, mắt nhìn theo tay phải, thở ra nhẹ nhàng. Giữ trong 5 tới 8 nhịp thở trước khi thoát thế và đổi bên.
Lợi ích: Tư thế tam giác giúp kéo dài và mở rộng khớp eo, phổi. Kéo theo là giúp cho cơ hông bạn trở nên dẻo dai linh hoạt hơn. Trụ vững bằng chân, giúp tăng cường nhóm cơ chân và làm săn chắc toàn bộ cơ thể.
5/ Tư thế con bướm
Một trong những tư thế mở hông và khỏi động vô cùng tuyệt vời. Bạn hoàn toàn có thể làm ngay tại ngôi nhà của mình. Đây được xem là một trong những tư thế ngồi điển hình. Nhưng cũng vô cùng phổ biến với mọi tín đồ Yoga, với tên gọi vô cùng đặc biệt tư thế con bướm.
Cách thực hiện: Ngồi trên tấm thảm tập mở rộng hai chân ra, úp hai lòng bàn chân lại với nhau. Thả lỏng hoàn toàn khớp háng, hai tay ôm lấy nữa lòng bàn chân trên và đan hai tay lại. Đảm bảo lưng duỗi thẳng và hít thở đều, đồng thời rung đùi hai bên khoảng 1 phút.
Lợi ích: Làm mềm khớp háng, săn chắc cơ mông và đùi. Đồng thời xóa tan đi vùng mỡ dư thừa cho vùng đùi của ta. Giúp cho phái nữ có dáng đi mềm mại và uyển chuyển hơn.
6/ Tư thế trẻ em
Với tạo hình tư thế khá giống với hình ảnh một đứa trẻ . Rèn luyện với tư thế này cho bạn cảm giác vô cùng tuyệt với về tinh thần. Nhưng cách thực hiện cũng dễ dàng cho người mới bắt đầu tập yoga tại nhà.
Hướng dẫn thực hiện: Để bắt đầu bạn ngồi quỳ trên tấm thảm ngay phần đầu của thảm. Sao cho mông chạm sàn, chầm chậm hạ người về phía trước để phần thân ở giữ hai đùi. Duỗi hai tay về phía trước và đặt trán xuống sàn. Cảm nhận độ căng giản hết cỡ và giữ tư thế trong 2 tới 3 phút trước khi thoát thế.
Lợi ích: Giúp kéo dài các cơ khớp tay, vai và lưng, giải tỏa áp lực lên cột sống. Ngoài ra còn làm săn chắc cơ xương chậu và tư thế đứa trẻ này còn giúp xã stress rất hiệu quả.
7/ Tư thế rắn hổ mang
Đây được xem là một trong những tư thế yoga căn bản cho người mới bắt đầu. Dẫu cho tư thế này vô cùng phổ biến nhưng để có thể vào sâu trong tư thế. Đòi hỏi cần có một thực hành yoga lâu dài và bám sát kĩ thuật.
Hướng dẫn thực hiện: Nằm úp xuống thảm, đặt hai bàn tay nằm ngay dưới vai, nhấn hai bàn tay xuống sàn. Dùng sức mạnh của cơ lưng để nâng ngực lên. Hít vào và thở ra nhẹ nhàng mặt nhìn về phía trước, khép cùi chỏ về gần eo. Cùng lúc đó thả lỏng hông và nhấn bàn chân về phía ngón út. Cảm nhận sự căng duỗi cơ lồng ngực và cơ bụng. Giữ tư thế từ 5 tới 7 nhịp thở trước khi thoát thế.
Lợi ích: Tư thế rắn hổ mang, giúp ổn định cột sống rất tốt và làm cho nó trở nên linh hoạt hơn. Đồng thời qua tư thế còn làm săn chắc cơ bụng và kích thích tiêu hóa, cải thiện dung tích phổi.
8/ Tư thế chó úp mặt
Khi đã nhắc đến Vinyasa đây được xem như là tư thế kinh điển nhất và vô cùng phổ biến. Kĩ thuật thực hiện tư thế tuy không quá khó, nhưng đòi hỏi người luyện tập phải nắm vững. Để cảm nhận được rõ nét giá và sự kết nối mà tư thế mang lại.
Hướng dẫn thực hiện: Bắt đầu trong tư thế cái bàn, hai tay mở rộng bằng vai xòe rộng các ngón tay. Hướng ngón tay giữa về phía đầu thảm, hai gối mở rộng bằng hông. Nhấn các đầu ngón chân xuống sàn, nâng gối lên lùi vai ra sau, đẩy hông cao lên trời. Duỗi dài cột sống, căng mở lưng dưới thả lỏng cổ, mắt nhìn về phía ngón chân. Thẳng tay, nếu bạn chưa quen có thể co gối và nhấn ngón chân lên khỏi sàn. Đẩy hông lên trời để duỗi lưng dưới giữ tư thế từ 5 tới 7 nhịp thở sau đó thoát thế.
Lợi ích: Kéo giản bả vai và lưng dưới cực tốt, cũng như cải thiện các vấn đề đau lưng đau đầu. Bên cạnh đó nếu bạn bị mất ngủ thỉ đây cũng là tư thế giúp bạn ngủ ngon hơn.
9/ Tư thế con thuyền
Khi nhắc đến động tác tăng cường và cải thiện vùng cơ core. Thì tư thế con thuyền là một trong những tư thế không thể bỏ qua. Đây cũng là một tư thế có biến thể mà bạn có thể nâng cấp lên để mang tới lợi ích riêng biệt cho từng vùng cơ thể.
Cách thực hiện: Bắt đầu với tư thế ngồi thoải mái, hai chân chụm sát vào nhau, hai tay đặt ra sau lưng. Vươn dài cột sống hít vào nâng hai chân lên cao về phía trước. Cố gắng cảm nhận rõ vùng cơ đùi và bụng nhưng vẫn đảm bảo luôn giữ thẳng lưng. Hai tay đi về phía trước co bụng lại và giữ tư thế từ 3 tới 5 nhịp thở. Thở ra và trở về tư thế nằm ngữa nên tập từ 3 tới 5 lần trước khi kết thúc động tác.
Lợi ích: Cũng cố và kích hoạt vùng cơ bụng và cơ đùi, giúp cho bạn giải tỏa căng thẳng vùng lưng ngực và vai. Cùng với đó khi thực hiện động tác còn giúp giảm mỡ bụng và kích hoạt hệ thống tiêu hóa.
10/ Tư thế xác chết
Sau một chuỗi thực hành dài, thì tư thế xác chết hầu như không nên bỏ qua trong cuối buổi tập. Một tư thế thư giản sâu, tuy thoạt nhìn nghĩ nó đơn giản nhưng để thực hành và cảm nhận sâu sác thì không hề dễ dàng. Đây còn được xem là một trong những tư thế quan trọng nhất. Trong yoga cơ bản cho người mới bắt đầu và cả buổi tập yoga tại nhà của bạn.
Cách thực hiện: Bắt đầu ngồi dang rộng hai chân sát với mép thảm, các ngón chân hướng ra ngoài. Sau đó chúng ta nằm xuống, mở rộng hai tay ngang với thân người. Lòng bàn tay ngữa ra thư giản và thả lỏng cơ thể. Hít thở đều và giữ tư thế này trong vòng 2 tới 5 phút trước khi kết thúc động tác.
Qua các tư thế trên bạn hoàn toàn có thể vận dụng và chọn lọc vào chuỗi bài tập. Để tự tập yoga ngay tại ngôi nhà nhỏ của mình. Hoàn toàn căn bản và đơn giản, duy trì thực hiện chắc chắn bạn sẽ cảm nhật rõ nét sự khác biệt mà Yoga mang tới. Từ thể chất cho tới tinh thần đều như khoác lên một lớp áo mới, tràn đầy năng lượng và sức sống hơn qua Yoga.
>>> Xem thêm: Thảm tập yoga tốt nhất hiện nay <<<